Dân Việt

Nguồn kinh phí để thực hiện tăng lương hưu cao nhất 20,8% theo đề xuất

Theo Lao Động 03/03/2023 19:37 GMT+7
Mới đây, Chính phủ vừa có văn bản Dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng, trong đó đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp từ ngày 1.7 với mức cao nhất 20,8%. Vậy nguồn kinh phí điều chỉnh lương hưu, trợ cấp được từ đâu?

Tại Khoản 1 Điều 2 Dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng xác định như sau:


Từ ngày 1.7.2023, điều chỉnh như sau: Tăng thêm 12,5% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6.2023 đối với các đối tượng đã được điều chỉnh theo Nghị định 108/2021/NĐ-CP.


Nguồn kinh phí để thực hiện tăng lương hưu cao nhất 20,8% theo đề xuất - Ảnh 1.

Đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp từ ngày 1.7 với mức cao nhất 20,8% từ ngày 1.7.2023. Ảnh minh hoạ: Minh Hương.

Tăng thêm 20,8% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6.2023 đối với các đối tượng chưa được điều chỉnh theo Nghị định 108/2021/NĐ-CP.

Căn cứ theo Điều 3 Dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng, nguồn kinh phí thực hiện điều chỉnh tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng bao gồm: ngân sách nhà nước; Quỹ Bảo hiểm xã hội.

Như vậy, kinh phí thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng bao gồm 2 nguồn nêu trên. Nguồn kinh phí sẽ được áp dụng tùy theo từng đối tượng khác nhau.

Việc tăng lương hưu, trợ cấp được thực hiện từ ngày nào?

Căn cứ theo Điều 5 Dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng, Nghị định điều chỉnh tăng lương hưu, trợ cấp sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1.7.2023.

Theo đó, từ ngày 1.7.2023 khi Nghị định tăng lương hưu, trợ cấp có hiệu lực, Nghị định 108/2021/NĐ-CP ngày 7.12.2021 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng hết hiệu lực.