Dân Việt

Con đường đắt đỏ nhất TP.HCM trở thành con đường... trả mặt bằng

Hồng Phúc 24/03/2023 10:46 GMT+7
Đường Lê Lợi nối từ phố đi bộ Nguyễn Huệ đến chợ Bến Thành (quận 1, TP.HCM) dài khoảng 300 mét nhưng có đến khoảng hơn hai chục mặt bằng đóng cửa, chi chít thông tin cho thuê, sang nhượng. Đây từng là con đường đắt đỏ bậc nhất TP.HCM.

Rào chắn thi công metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên được tháo dỡ trước Tết, nhưng không khiến tình hình mặt bằng cho thuê trên con đường này khả quan hơn. Ngược lại, tuyến đường đắt đỏ bậc nhất TP.HCM trở thành đường có tỷ lệ trả mặt bằng lớn nhất khu vực trung tâm.

Con đường đắt đỏ nhất TP.HCM trở thành con đường trả mặt bằng - Ảnh 1.

Đây cảnh đặc trưng trên đường Lê Lợi. Những dãy nhà liền kề đóng cửa im ỉm. Hoạt động du lịch phục hồi, khu vực trung tâm TP.HCM đã nhộn nhịp nhưng các mặt bằng cho thuê vẫn rất ảm đạm.

Con đường đắt đỏ nhất TP.HCM trở thành con đường trả mặt bằng - Ảnh 2.

Một dãy mặt bằng gồm 6-7 căn liền kề đóng cửa. Các cửa hàng này trước đây chủ yếu kinh doanh đồ lưu niệm, quần áo để phục vụ chủ yếu du khách nước ngoài nhưng hiện nay đều cửa đóng then cài.

Con đường đắt đỏ nhất TP.HCM trở thành con đường trả mặt bằng - Ảnh 3.

Một mặt bằng đắc địa có hai mặt tiền, nằm cạnh chợ Bến Thành, hướng ra vòng xoay Quách Thị Trang nhưng cũng không có khách thuê.

Con đường đắt đỏ nhất TP.HCM trở thành con đường trả mặt bằng - Ảnh 4.

Các mặt bằng chi chít thông tin cho thuê. Nhiều cửa hàng đã đóng cửa im ỉm, rao cho thuê suốt 3-4 năm qua nhưng vẫn chưa tìm được chủ.

Con đường đắt đỏ nhất TP.HCM trở thành con đường trả mặt bằng - Ảnh 5.

Không chỉ các doanh nghiệp nhỏ mà một số thương hiệu lớn cũng đã “bỏ của chạy lấy người” sau hai năm kinh doanh khó khăn vì Covid-19. Theo lý giải của các doanh nghiệp, trong bối cảnh khó khăn, họ buộc phải cắt giảm mặt bằng hoặc thay đổi vị trí kinh doanh để tối ưu hóa doanh thu, lợi nhuận.

Con đường đắt đỏ nhất TP.HCM trở thành con đường trả mặt bằng - Ảnh 6.

Điểm đáng chú ý là các mặt bằng này nằm đối diện trung tâm thương mại Saigon Centre và Takashimaya. Trong khi hai trung tâm thương mại rất nhộn nhịp thì bên kia đường, cảnh ảm đạm khiến nhiều người bất ngờ.

Con đường đắt đỏ nhất TP.HCM trở thành con đường trả mặt bằng - Ảnh 7.

Chỉ vài cửa hàng nhỏ lẻ lọt thỏm vào một loạt mặt bằng đang bỏ trống. Ghi nhận cũng cho thấy, lượng khách ra vào các quán cà phê, quán ăn không quá cao, kể cả cao điểm chiều tối.

Con đường đắt đỏ nhất TP.HCM trở thành con đường trả mặt bằng - Ảnh 8.

Hầu hết mặt bằng trên đường Lê Lợi là những căn chung cư cũ, nằm liền kề. Chị Thanh Thủy (người dân sống tại chung cư) cho biết mặt bằng khu vực này đã ế ẩm từ rất lâu do rào chắn thi công. Việc dở rào chắn khiến các mặt bằng lộ rõ hơn. Chị cũng tỏ ra khó hiểu không biết vì sao rào chắn tháo dỡ 3 tháng nay, tức cũng đã lâu như vậy nhưng vẫn không thấy có người tới thuê.