Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã ký thỏa thuận với Ukraine để cung cấp khoản vay 15,6 tỷ đô la nhằm hỗ trợ tài chính cho Ukraine khi nước này cố gắng củng cố nền kinh tế trước cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Vào ngày 21/03, IMF đã công bố thỏa thuận sau một loạt cuộc đàm phán với chính quyền Ukraine tại Warsaw được tổ chức trong tháng này. Tuy nhiên, việc này vẫn cần được sự chấp thuận của hội đồng quản trị IMF, dự kiến sẽ xảy ra trong vài tuần tới.
Ukraine sẽ nhận khoản vay 15,6 từ IMF để củng cố hàng phòng ngự trước xung đột giữa quốc gia này và Nga. Theo một báo cáo mới đây, ước tính Ukraine sẽ phải tốn khoảng hơn 412 tỷ USD để khôi phục đất nước.
IMF cho biết chương trình sẽ diễn ra theo hai giai đoạn, với 12 đến 18 tháng đầu tiên dành để xây dựng “sự ổn định tài khóa, giá cả và tài chính”. Điều này sẽ tập trung vào “huy động tài chính” - tăng thu thuế - cũng như loại bỏ “viện trợ tiền tệ” và thay vào đó dựa vào thị trường nợ trong nước. IMF cho biết Ukraine cũng cam kết tăng cường khuôn khổ quản trị và chống tham nhũng.
Giai đoạn thứ hai của thỏa thuận, sẽ kéo dài 4 năm, được thiết kế để “củng cố sự ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi và tái thiết sớm”, khi Ukraine cố gắng đạt được mục tiêu gia nhập EU. IMF cho biết: “Trong giai đoạn thứ hai, Ukraine dự kiến sẽ quay trở lại các khuôn khổ chính sách trước chiến tranh, bao gồm tỷ giá hối đoái linh hoạt và các chế độ nhằm vào mục tiêu lạm phát”.
Ukraine cho biết khoản vay này sẽ giúp nước này duy trì ổn định tài chính và giảm thâm hụt ngân sách sau khi xung đột kết thúc.
Trưởng phái đoàn của IMF tại Ukraine, Gavin Gray, cho biết: “Các mục tiêu chung là duy trì sự ổn định kinh tế và tài chính trong những trường hợp bất ổn đặc biệt cao, khôi phục tính bền vững của nợ và hỗ trợ sự phục hồi của Ukraine trên con đường tiến tới gia nhập EU trong thời kỳ hậu chiến”.
Khoản vay dự kiến sẽ giúp giải phóng nguồn tài chính quy mô lớn cho Ukraine từ các nhà tài trợ và đối tác quốc tế.
Các chuyên gia của IMF hiện kỳ vọng sự thay đổi trong GDP thực tế của Ukraine vào năm 2023 sẽ nằm trong khoảng từ -3% đến +1%, Gray nói thêm.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen hoan nghênh thỏa thuận này “đầy tham vọng và phù hợp với tình hình”.
Trong khi đó, theo ước tính được Ngân hàng Thế giới, Liên Hợp Quốc, Ủy ban Châu Âu và Ukraine công bố ngày 22/03 cho thấy chi phí tái thiết sau chiến tranh đã tăng lên tới 412 tỷ USD, tương đương 2,6 lần GDP dự kiến của Ukraine vào năm 2022.
Dự báo mới không bao gồm dữ liệu về thiệt hại cơ sở hạ tầng, nhà ở và doanh nghiệp tại các vùng lãnh thổ hiện do quân đội Nga chiếm đóng.
Theo đánh giá nhu cầu nhanh, Ukraine sẽ cần 14 tỷ đô la cho các khoản đầu tư phục hồi và tái thiết quan trọng và ưu tiên vào năm 2023 và 11 tỷ đô la tài trợ vượt quá mức được đề cập trong ngân sách năm 2023 của Ukraine.
Ngân hàng Thế giới cho biết mức tăng tương ứng lớn nhất là năng lượng, với mức thiệt hại cao hơn gấp 5 lần so với con số được ghi nhận vào tháng 06/2022. Những bước nhảy vọt lớn nhất đến từ các khu vực tiền tuyến như Donetsk, Kharkiv, Luhansk và Kherson, những nơi đã bị thiệt hại nặng nề sau các đợt tấn công của Nga kể từ tháng 10/2022.