Hằng tháng, doanh nghiệp và người lao động sẽ phải đóng bảo hiểm với tổng mức đóng = 32% x tổng mức lương trả cho người lao động.
Ví dụ, mức thu nhập hàng tháng trả cho người lao động theo thỏa thuận giữa người lao động và doanh nghiệp là 15 triệu đồng, khi chọn đóng bảo hiểm xã hội 100% lương, người sử dụng lao động phải kê khai thông tin đóng bảo hiểm với mức lương 15 triệu đồng.
Hằng tháng, tổng mức đóng bảo hiểm xã hội của cả người lao động và người sử dụng lao động là 32% x 15 triệu đồng = 4,5 triệu đồng/tháng.
Việc đóng bảo hiểm xã hội 100% lương không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện. Thực tế để giảm bớt chi phí, nhiều doanh nghiệp mặc dù trả lương cao cho người lao động nhưng sẽ chia nhỏ lương thành lương cơ bản cùng các khoản trợ cấp, phụ cấp không tính đóng bảo hiểm xã hội và chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương cơ bản.
Vì vậy, muốn được đóng bảo hiểm xã hội 100% lương, người lao động nên thỏa thuận rõ với người sử dụng lao động trước khi đi làm.
Nếu được đóng bảo hiểm xã hội 100% lương thì người lao động được tối ưu hóa quyền lợi về lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội.
Sau đây là một số loại trợ cấp bảo hiểm xã hội đang được tính theo mức lương đóng bảo hiểm xã hội:
Trợ cấp ốm đau = 75% x Mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Trợ cấp thai sản khi sinh con = 100% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ thai sản.
Lương hưu = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
- Tiền bảo hiểm xã hội 1 lần = (1,5 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm x Thời gian đóng bảo hiểm trước 2014) + (2 x Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng bảo hiểm x Thời gian đóng bảo hiểm từ 2014).
Có thể thấy, nếu đóng bảo hiểm xã hội 100% lương, người lao động sẽ được chi trả tiền thai sản, tiền ốm đau, tiền bảo hiểm xã hội 1 lần, lương hưu,… cao hơn những trường hợp chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo lương cơ bản.