Hoàng đế uy quyền, ai cũng khao khát, nhưng để trở thành một Hoàng đế tốt thật sự không dễ dàng. Họ phải tiếp thu giáo dục từ nhỏ, cả văn và võ đều phải song toàn, thời gian nghỉ ngơi còn hiếm hoi, chứ đừng nói đến giải trí, kết bạn. Vì Hoàng đế phải là tấm gương cho muôn dân, chỉ có Hoàng đế đủ tài giỏi mới có tư cách ngồi lên ngai vàng.
Hoàng đế sau này muốn đứng đầu thiên hạ, nắm giữ quyền hành tối thượng, thì trước tiên phải đủ thực lực, bao gồm cả tri thức và tầm nhìn xa trông rộng. Các hoàng tử của nhà Thanh Trung Quốc đều cần ít nhất bảy người thầy thay phiên dạy dỗ.
Cường độ học tập cao cũng khiến các hoàng tử thiếu hụt ở các khía cạnh khác, trong đó đáng chú ý nhất là phương diện sinh lý. Để có thể nối dõi tông đường thành công và tiếp tục sinh con cho hoàng thất, mỗi ứng viên cho vị trí chân mệnh thiên tử đều được sắp xếp dạy dỗ bởi giáo viên đặc biệt để hướng dẫn họ cách giải quyết các vấn đề về sinh lý.
Nhìn chung, giáo viên chịu trách nhiệm về phương diện sinh lý cho Hoàng đế tương lai được chia thành ba loại: Cung nữ bình thường, nữ quan và nhũ mẫu. Mỗi người đều có mỗi kết cục khác nhau sau khi kết thúc “khóa học sinh lý”.
Trước khi mỗi hoàng tử kế vị ngai vàng đều được an bài cho một nhóm cung nữ xinh đẹp. Những cung nữ này được tuyển chọn nghiêm ngặt, chỉ có thể phục vụ hoàng tử sau khi được huấn luyện khắt khe.
Nhiệm vụ đầu tiên, họ phải chăm sóc cuộc sống hàng ngày của hoàng tử. Thứ hai, họ cần cho hoàng tử bắt đầu có sự hiểu biết về phương diện sinh lý khi trưởng thành, thậm chí đôi khi còn đích thân thực hiện điều đó.
Thời xưa không có nhiều biện pháp tránh thai hiệu quả nên những cung nữ quanh năm ở bên cạnh hoàng tử rất dễ mang thai. Nhưng vì thân phận thấp kém nên đa phần các cung nữ này đều phải bỏ đi thai nhi trong bụng và cũng không thể trông cậy vào đứa trẻ trong bụng để trở thành phi tần trong hậu cung.
So với những cung nữ có kết cục bi thảm, số phận của các nữ quan lại hoàn toàn khác. Nhiệm vụ của họ là kiềm chế hành vi và dạy dỗ hoàng tử, đồng thời không phải làm những việc vặt vãnh hàng ngày. Trọng trách của các nữ quan này là chỉ cần đến thời khắc mấu chốt, họ sẽ ra mặt chủ trì cục diện, chỉnh đốn các cung nữ, không để hoàng tử ham mê sắc đẹp mà quên mục tiêu chính - trở thành Hoàng đế.
Xét về phương diện sinh lý của hoàng tử, nhiệm vụ của các nữ sĩ quan còn nặng nề hơn cung nữ rất nhiều, họ không chỉ hướng dẫn cặn kẽ mà còn cần phải “đích thân ra trận”.
Tuy nhiên, khác với các cung nữ, khi có thai với hoàng tử, nữ quan sau này có thể bước chân vào hậu cung, thậm chí có thể trở thành hoàng hậu mẫu nghi thiên hạ sau này nếu được lòng Hoàng đế tương lai.
Hơn nữa, nữ quan khá hiểu về các vị hoàng tử, thái độ luôn dịu dàng nhẫn nhịn, cho nên hoàng tử cũng rất thân thiện với những nữ quan này, mặc dù họ không phải là thân thích. Cho dù sau này không thể bước chân vào chốn hậu cung, họ cũng có một chút địa vị.
Nếu các nữ quan đã lớn tuổi, Hoàng đế sẽ cho họ ra khỏi cung và ban một khoản tiền trợ cấp lớn cùng đất đai để họ có thể an tâm đến cuối đời. Song phần lớn các nữ quan đều lựa chọn sống trong cung, dù sao cũng có địa vị và được Hoàng thượng tín nhiệm.
Ngoài các quan nữ và cung nữ ra, đôi khi nhũ mẫu cũng trở thành thầy dạy sinh lý cho hoàng tử. Trong nhiều trường hợp, nhũ mẫu có quyền ngăn cản hoàng tử tiếp xúc gần gũi với các phi tần để tránh trường hợp gây náo loạn trong hậu cung.
Là một trong những người thân cận nhất với hoàng tử từ nhỏ, nhũ mẫu đôi khi còn quan trọng hơn cả mẹ ruột. Phải biết rằng, các nhũ mẫu trong cung đều lớn hơn hoàng tử khá nhiều tuổi. Điều đó có nghĩa là khi hoàng tử trưởng thành, các nhũ mẫu sẽ ở độ tuổi trẻ nhất là hơn 30. Họ đa phần sở hữu cuộc sống thoải mái, vừa được tôn trọng vừa có của cải. Nếu hoàng tử trở thành Hoàng đế, địa vị của nhũ mẫu càng cao hơn, thậm chí có thể can dự vào hậu cung.
Tuy nhiên, nếu các nhũ mẫu này không biết “an phận”, họ cũng sẽ ảnh hưởng đến những người thừa kế ngai vàng tương lai. Chẳng hạn như Hoàng đế Phổ Nghi vào cuối triều đại nhà Thanh. Khi Phổ Nghi mới nhập cung, nhũ mẫu đã luôn ở bên cạnh ông và bản thân Phổ Nghi cũng rất ỷ lại vào nhũ mẫu.
Tuy nhiên, để tránh việc Phổ Nghi bị mê hoặc, nhũ mẫu đã bị đuổi ra khỏi cung khi ông mới 9 tuổi. Sau đó Phổ Nghi như biến thành con người khác, hỷ nộ thất thường. Để xoa dịu tâm tình của Phổ Nghi, nhiều cung nữ xinh đẹp đã được sắp xếp vào cung để an ủi ông. Thế nhưng theo nhiều thông tin lịch sử ghi chép, Phổ Nghi vì thời trẻ hoạt động sinh lý quá độ nên đã dẫn đến vô sinh, cả đời không có con cháu.