Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Tư Mã Trung gần như là người thiểu năng trí tuệ, đôi khi còn không thể tự thực hiện một số hoạt động trọng sinh hoạt thường ngày, vậy nên hậu thế không thể luận về công tội của ông ta. Nhưng tại sao một người thông minh như Tư Mã Viêm lại chọn một kẻ ngu si như Tư Mã Trung làm hoàng đế?
Nguyên nhân là như sau:
Khi Tư Mã Trung hơn 20 tuổi, gần như vẫn chưa biết đến chuyện quan hệ nam nữ, khiến Tư Mã Viêm có phần lo lắng. Ông phái một tài nhân của mình đến hầu hạ, chỉ dạy cho Tư Mã Trung. Không lâu sau, người tài nhân này đã có thai, sinh ra một đứa trẻ thông minh lanh lợi, rất được Tư Mã Viêm yêu quý. Ông muốn cho đứa bé này kế thừa ngai vàng nên đã lập Tự Mã Trung làm thái tử.
Các đại thần đều phản đối quyết định này của Tư Mã Viêm. Ông ta giải thích rằng Tư Mã Trung chỉ là không thông minh chứ không phải là thiểu năng trí tuệ. Ông còn làm một thử nghiệm để minh chứng. Ông viết một số việc chính sự thành câu hỏi, đưa cho Tư Mã Trung trả lời. Phi tử của Tư Mã Trung là Giả Nam Phong là người thông minh, đã giúp ông ta trả lời. Tư Mã Trung chỉ việc chép lại rồi nộp cho hoàng đế. Tư Mã Viêm xem xong rất vui mừng. Tuy còn có nhiều chỗ sai sót nhưng các câu hỏi đều được trả lời hết, chứng tỏ ít nhất Tư Mã Trung không phải là kẻ ngu xuẩn. Do đó, ông quyết tâm lập Tư Mã Trung làm thái tử.
Nhưng Tư Mã Trung đích thực là một kẻ ngu si. Sau khi kế vị, ông ta giao mọi việc chính sự cho quyền thần. Còn ông ta chơi đùa với bọn thái giám, rảnh rỗi thi trèo lên bờ tường ngắm quang cảnh. Một lần, sau khi mưa tạnh, ông ta nghe tiếng cóc kêu ở ngoài cung vọng vào, liền hỏi bọn thái giám: “Cóc nó kêu về việc công hay việc tư đây?” Tên thái giám lanh lẹ trả lời: “Bẩm Hoàng thượng, cóc ở nhà quan thì kêu vì việc Công. Cóc ở nhà thường dân thì kêu vì việc tư”. Tư Mã Trung rất hài lòng với câu trả lời này.
Một lần, khi đang bàn chuyện chính sự, Tư Mã Trung cùng các đại thần bàn bạc về việc thiên tai đang xảy ra trên cả nước, một đại thần nói: “Dân chúng đói khổ chạy nạn khắp nơi”, Tư Mã Trung hỏi: “Họ không có bánh màn thầu để ăn sao?” Vị đại thần đáp: “Dân chúng lấy đâu ra bánh màn thầu để ăn?”. Ông ta liền nói: “Vậy cho họ húp cháo thịt đi. Món đó thì chắc chắn nhà nào cũng có…”, khiến cho các đại thần dở khóc dở cười.
Thời Tư Mã Viên chấp chính, Dương hoàng hậu đã gây dựng phe cánh. Sau khi Tư Mã Trung kế vị, ngoại thích họ Dương vẫn chuyên quyền, Dương Tuấn làm Đại tướng quân, độc chiếm mọi quyền hành. Giả Nam Phong giờ đã được phong làm hoàng hậu. Bà ta là con gái của quyền thần Giả Sung tiền triều. Nghe nói, Giả Nam Phong rất xấu xí, lòng dạ nham hiểm. Bà ta cũng muốn thao túng quyền lực của triều đình.
Năm 291, Giả hoàng hậu cấu kết với Sở Vương Tư Mã Vĩ, Hoài Nam Vương Tư Mã Doãn lập mưu giết chết Dương Tuấn rồi hạ lệnh thanh trừ Dương thái hậu cùng đồng đảng và họ hàng, giết chết mấy ngàn người.
Sau khi trừ khử ngoại thích họ Dương, Giả hoàng hậu lại âm mưu thanh trừ đồng bọn Tư Mã Vĩ. Năm 291, bà ta phái Tư Mã Vĩ giết chết Nhũ Nam Vương Tư Mã Lượng và Vệ Quán rồi lấy danh nghĩa hoàng đế giết chết Tư Mã Vĩ. Như vậy, mọi quyền hành trong triều đều nằm trong tay Giả hoàng hậu.
Sau khi nắm đại quyền, Giả hoàng hậu bắt đầu hoang dâm, hưởng lạc. Chỉ cần bà ta thích người đàn ông nào liền lôi người đó lên giường. Bà ta còn lệnh cho thái giám đến khắp nơi trong thành Lạc Dương tìm bắt những người đàn ông tuấn tú, khoẻ mạnh, làm dâm loạn hậu cung. Để diệt trừ hậu họa, Giả hoàng hậu đã sai người giết chết thái tử.
Sự chuyên quyền của Giả hoàng hậu khiến các Vương hầu họ Tư Mã bất bình, liên tiếp khởi binh chinh phạt. Triệu Vương Tư Mã Luân tấn công Lạc Dương, giết Giả hoàng hậu, phế truất Tư Mã Trung, tự lập làm hoàng đế. Thấy vậy 7 vị vương tử như Tề Vương Tư Mã Quỳnh, Thành Đô Vương Tư Mã Dĩnh, Hà Gián Vương Tư Mã Ngung… khởi binh thảo phạt gian tặc. Sử gọi là “loạn bát vương”.
“Loạn bát vương” kéo dài mười mấy năm, khiến mấy chục vạn dân bị chết. Tư Mã Trung lúc thì bị phe này bắt, lúc thì bị phe kia giam giữ, suýt nữa thì mất mạng. Cuối cùng, chỉ có Đông Hải Vương Tư Mã Việt sống sót. Quyền hành lại do Tư Mã Việt nắm giữ.
Trong thời kỳ “loạn bát vương”, những dân tộc thiểu số như Hung Nô, Tiên Ty nhân lúc loạn lạc đã xuất quân tiến vào Trung Nguyên, khởi đầu cuộc chiến tranh gần 300 năm.
Ngày Canh Sửu tháng 11 năm 306, Tư Mã Việt bí mật sai người bỏ độc vào bánh đem dâng cho Tư Mã Trung ăn. Ông ta ăn được vài miếng bỗng thấy ruột gan đau quặn, bò lê bò lết ở trên giường kêu la thảm thiết. Thái y đến chậm thì ông ta đã trợn mắt há mồm, bất tỉnh nhân sự. Thái y sau khi bắt mạch lắc đầu nói: “Không còn cứu vãn được nữa” rồi hỏi đi hỏi lại người hầu nguyên do của căn bệnh. Nghe xong ông ta nói “Bị trúng độc” và vội vàng lẻn đi.
Tính ra, trong suốt 16 năm làm hoàng đế (301-307), Tấn Huệ Đế Tư Mã Trung không bao giờ có quyền lực riêng cho mình mà luôn là con rối bị kiểm soát bởi các nhiếp chính, từ Dương Tuấn, Tư Mã Lượng-Vệ Quán, Giả Hoàng hậu, Tư Mã Luân, Tư Mã Quỳnh, Tư Mã Nghệ, Tư Mã Dĩnh, Tư Mã Ngưng rồi Tư Mã Việt
Tháng 1/307, Tấn Huệ Đế bị Tư Mã Việt đầu độc giết chết. Năm đó ông 48 tuổi. Tư Mã Việt lập hoàng thái đệ Tư Mã Xí – con thứ 25 của Tấn Vũ Đế - lên ngôi, lấy hiệu Tấn Hoài Đế. Kết thúc giai đoạn “Loạn bát vương” nhưng nhà Tấn phải đối phó với những cuộc nổi dậy của các ngoại tộc người Hồ - gọi là Loạn ngũ Hồ.
Năm 313, Tấn Hoài Đế bị giết ở Bình Dương. Tư Mã Nghiệp lên ngôi, tức Tấn Mẫn Đế (313-316). Tháng 8/316, Lưu Diệu (người sau này là Hoàng đế thứ năm của nước Hán Triệu) tấn công Trường An. Thành bị vây chặt, mất nước, đường lương thực bị chặn, người trong thành chém giết lẫn nhau. Cùng đường,Tấn Mẫn Đế đành chọn cách "nhẫn nhục ra hàng, để cứu sĩ dân".
Ngày 11 tháng 12 năm đó, Mẫn Đế mang ngọc tỷ truyền quốc ra hàng, bị giải về Bình Dương, phong làm Hoài An Hầu. Nhà Tây Tấn tồn tại được 52 năm, qua cả thảy bốn đời hoàng đế, chính thức diệt vong!
Vui lòng nhập nội dung bình luận.