Tôi đã thấy rất nhiều "sát thủ" cây cảnh. Nhưng những người trồng cây cảnh trong nhà đều thực sự đau lòng khi thấy mỗi cây cảnh của mình bị chết.
Cây cảnh của bạn chết hầu hết đều là sự cố không mong muốn và do kỹ năng chăm sóc cây cảnh của bạn có vấn đề.
Những lời khuyên ngắn gọn dưới đây thực sự là "cẩm nang" cẩn có cho những người trồng cây cảnh trong nhà. Đọc xong 4 điều này, cây cảnh của bạn sẽ không bao giờ chết nữa!
Tưới nước là một việc rất quan trọng đối với cây cảnh. Hầu hết các "sát thủ" cây cảnh đều phạm lỗi này.
Các loài cây cảnh khác nhau, các mùa khác nhau, thời tiết khác nhau đều cần có tần suất tưới nước khác nhau. Không hề có "kịch bản" cố định cho việc tưới nước.
Người bán cây cảnh cho bạn có thể dặn bạn nên 5 ngày tưới cho cây cảnh một lần. Đây thường là trường hợp thời tiết khô ráo, bình thường.
Nhưng trong ngày nồm ẩm thấp, bạn tưới với tần suất này cây cảnh sẽ thừa nước mà chết. Khi cây cảnh ngủ đông, bạn cũng cần giảm tần suất tưới nước. Nhưng có cây cảnh ngủ đông mùa hè, cây lại ngủ đông vào mùa đông, bạn cũng cần biết điều này...
Để tưới nước cho cây cảnh chuẩn xác, bạn cần kiểm tra: Nhấc chậu nhỏ lên cân, thấy rất nhẹ nên tưới nước kỹ.
Đối với chậu lớn, bạn thọc ngón tay vào đất khoảng 2 cm mà thấy đất khô thì tưới nước. Vì tưới quá nhiều nước sẽ làm ngạt rễ và thối rễ, cây có thể bị cháy lá, chết nhanh, không dễ cứu.
Tưới ít nước hơn cũng không sao, nhưng lá sẽ rủ xuống và cuộn lại. Điều này là để nhắc nhở bạn rằng đã đến lúc phải tưới nước, và nó sẽ phục hồi ngay sau khi được tưới nước.
Đối với cây cảnh, tưới ít nước tốt hơn là tưới nhiều nước. Ngoài ra, tưới nước thường xuyên hơn vào mùa xuân và mùa hè, lười biếng vào mùa thu và mùa đông. Những ngày mưa có độ ẩm cao và lười biếng.
Các loại cây cảnh khác nhau cần cường độ ánh sáng khác nhau. Cây chịu bóng không thể chịu được ánh sáng mạnh, một số cây cảnh khác lại cần nhiều ánh sáng hơn.
Nếu trồng nhiều cây cảnh, bạn sẽ khó mà nhớ hết được đặc tính của nó. Chính vì vậy có thể gây nên những cái chết "bất đắc kỳ tử" cho cây cảnh, chỉ vì đặt cây không đúng chỗ.
Nhưng nếu trồng cây cảnh trong nhà, bạn cần nhớ di chuyển cây ra ban công để phơi nắng vào buổi sáng và buổi tối. Ánh sáng vào lúc này tương đối nhẹ, không gây đau hay ngứa và thúc đẩy sự phát triển của cây cảnh
Khi ít ánh sáng, cây cảnh sẽ từ từ thích nghi với môi trường bóng râm.
Có nhiều loại chậu cây tốt cho cây cảnh như chậu đất sét, chậu gốm... Chậu gốm thoáng khí, có thể làm cây cảnh thoát nước tốt hơn. Như vậy sẽ đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh của bộ rễ cây trồng.
Việc trồng cây cảnh bằng các chậu kim loại, chậu sứ, chậu đá tuy đẹp nhưng lại có hại cho cây cảnh.
Nếu bạn bị ám ảnh bởi những chậu cây cảnh đẹp thì có 2 cách. Một là nên đặt chậu cây cảnh vào những giỏ mây có đường kính lớn. Như vậy, bạn vẫn có chậu đẹp mà không ảnh hưởng đến bộ rễ của cây cảnh.
Hai là đục thêm 1 số lỗ ở đáy chậu để đảm bảo nước chảy ra ngoài, sau đó di chuyển chậu ra nơi thoáng khí hơn để khi tưới nước, khả năng bốc hơi nước tốt hơn.
Đây là gốc rễ của vấn đề. Một số cây cảnh phát triển chủ yếu bằng nỗ lực của chính chúng. Chẳng hạn như cây đa búp đỏ, ngũ gia bì.... Với các cây cảnh này bạn chỉ cần cho chúng 1 ít nước là có thể sống sót.
Hoặc 1 số loại cây "đánh không chết" như cây bình vôi, trầu bà, cây không khí... Miễn là độ ẩm không khí vừa đủ, chúng rất khó chết.
Nhưng một số cây cảnh cần đất đủ dinh dưỡng mới có thể phát triển. Do đó, bạn nên chọn các loại đất tốt, có nhiều dinh dưỡng, khả năng thoát nước tốt sẽ giúp cây cảnh phát triển tốt hơn.
Bạn cũng nên nhớ mua cây cảnh khỏe, già dễ trồng hơn cây non, yếu gầy; Cây có cành xum xuê dễ nuôi hơn cây non.
Khi trồng cây cảnh gì, bạn cũng nên cố gắng tìm hiểu về đặc tính và giảm thiểu thiệt hại đối với chúng.
Trồng cây cảnh cũng giống như làm giàu. Bạn phải kiên nhẫn, bỏ công chăm sóc, sẵn sàng chờ đợi và chờ xem những thay đổi kỳ diệu cho đến khi mùa xuân nở rộ trên nhừng chậu cây mình bỏ công chăm sóc.