Vào ngày 4/4, Bộ Quốc phòng đã công bố gói viện trợ quân sự mới nhất cho Ukraine với tổng trị giá 2,6 tỷ USD. Gói này bao gồm một loại vũ khí không còn được sử dụng bởi lực lượng mặt đất của Mỹ là khẩu súng phòng không tự hành có tên viết tắt là SPAAG, gần như chắc chắn sẽ được chế tạo đặc biệt cho Ukraine.
Danh sách chuyển giao cho thấy Mỹ đang cung cấp "9 xe tải chở súng 30 mm của Hệ thống máy bay không người lái", nói cách khác, một sự kết hợp hơi "điên rồ" của một chiếc xe tải với một khẩu pháo tự động bắn nhanh để tiêu diệt máy bay không người lái.
Mục tiêu của loại vũ khí này được xác định rõ là ngăn chặn máy bay không người lái kamikaze của Nga, đặc biệt là những chiếc Shahed -136 giá rẻ của Iran được sử dụng để tấn công các thành phố của Ukraine.
Những máy bay không người lái này đã được ghi nhận là đã phá huỷ hoặc làm hư hại nhiều hệ thống pháo tầm xa do phương Tây cung cấp.
SPAAG đã không còn được ưa chuộng trong quân đội phương Tây và bị thay thế bởi các hệ thống phòng không tầm ngắn hoàn toàn dựa trên tên lửa với khả năng đánh trúng máy bay nhanh hơn, bay cao hơn ở khoảng cách xa hơn. Sau Chiến tranh Lạnh, người ta cũng cho rằng có thể tin tưởng vào sức mạnh không quân của phương Tây để sớm quét sạch các máy bay chiến đấu của đối phương, hạn chế nhu cầu phòng thủ trên không trên mặt đất.
Máy bay không người lái kamikaze điển hình di chuyển chậm hơn rất nhiều so với máy bay phản lực - chậm hơn cả máy bay chiến đấu trong Thế chiến II - nhưng chúng cũng rẻ hơn rất nhiều. Điều đó có nghĩa là giá thành của một tên lửa phòng không Stinger di động có thể được dùng để mua nhiều tên lửa Shahed-136. Và sự chênh lệch về chi phí trở nên vô lý khi sử dụng các tên lửa phòng không tầm xa, như tên lửa Patriot trị giá 3 triệu đô la một phát.
Do đó, súng phòng không kiểu cũ vẫn khá hiệu quả trong việc bắn hạ máy bay không người lái và có thể làm như vậy một cách hợp lý bằng cách sử dụng nhiều đạn pháo nhỏ. Các công nghệ chính cần thiết để đưa chúng vào thế kỷ 21 là các radar và/hoặc thiết bị ngắm và máy đo khoảng cách hồng ngoại hoặc quang điện tử. Những thứ này sẽ giúp các xạ thủ phát hiện kịp thời chiếc máy bay nhỏ và đưa vũ khí của họ vào vị trí khai hỏa khi họ đến gần cửa sổ bắn khả thi.
Trong khi một số SPAAG dựa trên vỏ xe tăng để hộ tống các phương tiện bọc thép cơ động trên tiền tuyến, thì lực lượng phòng không chống máy bay không người lái cấp bách nhất của Ukraine được cho là ở phía sau tiền tuyến, bảo vệ các trung tâm dân cư và các đơn vị pháo binh có giá trị. Để phòng thủ khu vực phía sau, nơi có nguy cơ bị bắn trực tiếp thấp hơn, một chiếc xe tải bọc thép nhẹ có thể thực hiện công việc hiệu quả hơn một chiếc SPAAG giống xe tăng.
Tất nhiên, hệ thống phòng không tầm ngắn thiếu tầm với, và do đó phải được trải rộng để cung cấp "điểm phòng thủ" cho các mục tiêu cụ thể có khả năng bị tấn công. Điều đó có nghĩa là chỉ chín xe chở súng 30 ly sẽ không tạo ra sự khác biệt lớn trong một cuộc xung đột quy mô như thế này. Tuy nhiên, nếu đơn đặt hàng thử nghiệm ngẫu hứng ban đầu này tỏ ra thành công, nó có thể trở thành khuôn mẫu cho việc cung cấp các xe chở súng phòng không quy mô lớn hơn nhiều.