Giá thép giao kỳ hạn tháng 10/2023 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 68 nhân dân tệ, xuống mức 3.660 nhân dân tệ/tấn.
Giá thép giao kỳ hạn tháng 1/2024 giảm 57 nhân dân tệ, xuống mức 3.598 nhân dân tệ/tấn.
Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết sản xuất thép thành phẩm toàn quốc trong quý I/2023 đạt 6,692 triệu tấn, giảm 20,9% so với cùng kỳ năm 2022. Bán hàng thép thành phẩm đạt 6,068 triệu tấn, giảm 25,4% so với cùng kỳ năm 2022.
Đối với hoạt động xuất khẩu thép, dữ liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong quý I/2023, Việt nam đã xuất khẩu 2,3 triệu tấn sắt thép các loại với tổng trị giá 1,72 tỷ USD, tăng 1,4% về lượng nhưng giảm 25% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; và xuất khẩu sản phẩm từ sắt thép đạt 1,02 tỷ USD, giảm 12% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022.
Các thị trường xuất khẩu thép trọng điểm trong quý I/2023 là ASEAN (chiếm 33% tổng kim ngạch), Liên minh châu Âu (chiếm 19%), Ấn Độ (chiếm 15%) và Thổ Nhĩ Kỳ (chiếm 10%).
Đáng chú ý, Thổ Nhĩ Kỳ nổi lên là thị trường trọng điểm của các doanh nghiệp xuất khẩu thép Việt Nam trong bối cảnh nước này tăng cường nhập khẩu vật liệu xây dựng để tái thiết sau trận động đất lịch sử hồi đầu tháng 2/2023. Động đất cũng gây thiệt hại đáng kể, buộc nhiều nhà máy sản xuất thép tại nước này phải ngưng hoạt động trong nhiều tuần.
Xuất khẩu thép của Việt Nam sang thị trường này trong quý I/2023 đạt 104,3 nghìn tấn với tổng trị giá 57 triệu USD, tăng đột biến 386 lần về lượng và 84 lần về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022. Thổ Nhĩ Kỳ được xem là thị trường tiềm năng cho ngành thép Việt Nam trong thời gian tới khi nước này ước tính sẽ cần sử dụng khoảng 5 triệu tấn thép, bao gồm 3 triệu tấn thép thanh, 750.000 tấn thép cuộn và 1,25 triệu tấn thép tấm cho việc tái thiết.
Hoạt động xuất khẩu thép sang thị trường Ấn Độ cũng gia tăng mạnh trong quý I/2023 với kim ngạch đạt 156,6 triệu USD, tăng 2,6 lần so với cùng kỳ năm 2022. Dữ liệu của Uỷ ban Hỗn hợp (JPC) của ngành công nghiệp thép Ấn Độ cho thấy Việt Nam nổi lên là nhà cung ứng thép lớn thứ 5 vào thị trường Ấn Độ trong năm tài chính 2022 vừa qua (tháng 4/2021 – tháng 3/2023). Ấn Độ cũng chuyển từ nước xuất khẩu sang nhập khẩu ròng thép, chủ yếu do giá thép nội địa nước này kém cạnh tranh hơn so với các sản phẩm nhập khẩu.
Sản phẩm thép Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ chủ yếu là thép cuộn/dải cán nóng, đây là những mặt hàng mới mà Ấn Độ chưa nhập khẩu từ Việt Nam trong năm tài chính 2021. Ngoài ra, phần lớn lượng tôn/tấm lợp mạ kẽm được Ấn Độ nhập khẩu thời gian qua là đến từ Việt Nam.
Các doanh nghiệp thép trong nước vừa tiếp tục điều chỉnh giảm giá thép xây dựng từ 50 đồng/kg - 450 đồng/kg. Như vậy, đây là lần giảm thứ 4 liên tiếp trong vòng chưa đầy 1 tháng (từ ngày 8/4 đến ngày 27/4). Hiện giá thép xây dựng xoay quanh mức 14.720 đồng/kg - 15.660 đồng/kg (tùy từng thương hiệu và chủng loại thép).
Về nguyên nhân giảm giá thép, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết do nhu cầu thép toàn cầu sụt giảm, nhất là ở các khu vực Mỹ, EU và Trung Quốc chưa thấy tín hiệu kiểm soát được lạm phát, trong khi nhu cầu tiêu thụ thép trong nước sụt giảm mạnh khiến doanh nghiệp sản xuất phải hạ giá bán để đẩy nhanh hàng tồn kho.
Bên cạnh đó, giá các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất thép cũng đang có xu hướng giảm.
Theo VSA, hầu hết hoạt động sản xuất thời gian qua của doanh nghiệp gặp khó khăn, cán cân cung - cầu ngành thép hiện tại vẫn chưa thực sự có thay đổi nhiều. Tình trạng khó khăn của thị trường có thể tiếp tục kéo dài về cuối năm.
Sau khi được điều chỉnh, giá thép của các thương hiệu hôm nay cụ thể như sau:
Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát giảm giá bán, dòng thép cuộn CB240 giảm 100 đồng, xuống mức 14.900 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.390 đồng/kg - giảm 60 đồng.
Thép Việt Ý, hiện thép cuộn CB240 quay đầu giảm 380 đồng, xuống mức 14.620 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 không thay đổi, ở mức 15.250 đồng/kg.
Thép Việt Sing giảm giá bán với 2 sản phẩm của hãng. Cụ thể, thép cuộn CB240 ở mức 14.820 đồng/kg - giảm 200 đồng; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.220 đồng/kg - giảm 260 đồng.
Thép Việt Đức giảm giá lần thứ 4, hiện ghi nhận 2 sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 có giá 14.640 đồng/kg; với thép thanh vằn D10 CB300 xuống mức 15.250 đồng/kg.
Thép VAS hạ giá bán, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.720 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.020 đồng/kg.
Thép Việt Nhật, với dòng thép cuộn CB240 giảm 100 đồng, xuống mức 14.820 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.120 đồng/kg.
Thép Hòa Phát giảm nhẹ, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.900 đồng/kg - giảm 50 đồng; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.250 đồng/kg - giảm 100 đồng.
Thép Việt Đức, hiện dòng thép cuộn CB240 giảm 300 đồng, xuống mức 15.050 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 100 đồng, có giá 15.660 đồng/kg.
Thép VAS cũng giảm giá bán, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.820 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.770 đồng/kg.
Thép Pomina không thay đổi, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.810 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.860 đồng/kg.
Thép Hòa Phát có sự thay đổi, với thép cuộn CB240 từ mức 15.050 đồng/kg xuống còn 14.920 đồng/kg. Tuy nhiên, thép thanh vằn D10 CB300 tăng 200 đồng, có giá 15.550 đồng/kg.
Thép VAS điều chỉnh giá xuống ngang với thị trường miền Trung, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.820 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.770 đồng/kg.
Thép Tung Ho, với thép cuộn CB240 ở mức 15.430 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.730 đồng/kg.
Thép Pomina bình ổn từ 12/4 tới nay, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.370 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.680 đồng/kg.