Cá trắm đen là loại cá nước ngọt, giàu dinh dưỡng, thịt mềm, là thực phẩm rất được ưa chuộng, được xếp vào nhóm thực phẩm có tác dụng tăng cường miễn dịch, chống ôxy hóa.
Trong Đông y, cá trắm đen còn gọi là thanh ngư, là loài cá nước ngọt sống ở các hồ ao và là những vị thuốc tốt cho sức khỏe.
Cá trắm đen có vị ngọt, tính bình, có công năng bổ thận khí, mạnh tỳ dưỡng vị, bình can sáng mắt, hóa thấp, khứ phong, lợi thủy. Cá trắm đen rất thích hợp với những người tỳ vị hư nhược, mất sức, phù nề, viêm gan, thận, tê thấp. Ăn cá trắm vào mùa thu đông thì thường ngon hơn hẳn.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, 100g thịt cá trắm đen có 19,5g đạm, với nhiều axit amin quý, 5,2g chất béo, các khoáng canxi, photpho, sắt, các loại vitamin, chứa nhiều chất chống lão hóa. Trong khi đó, 100g thịt cá trắm trắng có 17,99g đạm, 4,3g chất béo, các khoáng: canxi, photpho, sắt, các vitamin nhóm B (B1, B2, PP). Đây đều là những nguồn dưỡng chất cơ thể cần.
Trong những loài cá được xem là phương thuốc quý của các gia đình thì cá trắm đen được coi là thượng phẩm của các loại cá nước ngọt.
Cá trắm đen có thể phòng và chữa được một số bệnh như: Nâng sức đề kháng - phòng cúm; thanh nhiệt giải độc; thanh nhiệt, trừ thấp; tỳ vị hư nhược, hay đau bụng lâm râm, biếng ăn;chống suy nhược, mất sức, chóng mặt; chữa thận yếu, tình dục suy giảm, mất ngủ, váng đầu, ăn không ngon...
Theo các chuyên gia trong ngành thủy sản, cá trắm đen có thể được nuôi trong ao mới đào hoặc ao có sẵn từ lâu, với diện tích ao từ vài trăm mét vuông đến hàng nghìn mét vuông. Thông thường, ao nuôi cá trắm lý tưởng nhất là hình chữ nhật, độ sâu khoảng 2-3 m và diện tích ao khoảng 1000 – 3000 mét vuông.
Bạn nên lựa chọn ao nuôi gần nguồn nước sạch như các sông, hồ lớn để dễ dàng thay nước ao và hệ thống thoát nước được thuận tiện. Lưu ý, vị trí ao nuôi cá phải nhận được nhiều ánh sáng mặt trời, giúp cho các vi sinh vật – thức ăn của cá trắm có thể phát triển.
Sau khi lựa chọn được vị trí làm ao nuôi, bà con cần thực hiện gia cố bờ ao một cách kỹ càng và chắc chắn. Ao cá chỉ đạt chuẩn khi không rò rỉ nước, bờ ao không có hang hốc.
Cá trắm đen là loại cá cần nhiều oxi hơn so với những loại cá khác, nếu sống trong môi trường thiếu oxi, cá sẽ chậm phát triển và bị bệnh. Vì thế, nước trong ao nuôi cá trắm đen luôn phải sạch sẽ, thông thoáng để đảm bảo đầy đủ oxi.
Mực nước trong ao tối thiểu sâu 1,5 m; hệ thống bơm và xả nước luôn trong “tư thế sẵn sàng”. Nếu có điều kiện, bà con có thể mua thêm máy phun mua/ 500 m vuông để tăng sự khuếch tán oxy cho cá khi cần thiết.
Sau mỗi lần thu hoạch, bà con cần nạo vét cải tạo bùn trong ao, không nên để lượng bùn quá dày làm nơi trú ngụ của các loài sinh vật gây hại cũng như hạn chế lượng khí độc trong bùn như CH4, H2S ảnh hưởng đến sức khỏe của cá.
Trước khi thả cá từ 7 – 10 ngày, ao cần được làm sạch nước, dọn sạch bụi cây quanh bờ, rong cỏ dưới đáy ao. Độ bùn thích hợp để thả cá là 10 – 20 cm từ đáy ao, nếu ao của bà con đang dày bùn, cần nạo vét bớt để đạt độ dày bùn tiêu chuẩn.
Dưới đáy ao, để diệt các mầm bệnh cũng như cá tạp bà con nên rắc vôi bột với tỉ lệ 7 – 10 kg/ 100 m vuông. Vôi cũng giúp nước ao có màu xanh hơn.
Cá trắm đen thích ăn thức ăn viên, kích thước 1 – 10 mm tùy theo độ lớn của cá. Bà con có thể đến các điểm bán thức ăn chăn nuôi, nhờ tư vấn và tìm mua loại thức ăn phù hợp cho cá trắm đen.
Bà con cho cá ăn hàng ngày, 2 lần/ ngày. Lưu ý lượng thức ăn tỉ lệ với trọng lượng cơ thể cá và thay đổi theo điều kiện thời tiết, tình trạng sức khỏe của cá và môi trường ao nuôi.
Trong quá trình nuôi, khi cá trắm đen đạt khoảng 500 – 600g/ con, bà con có thể cho cá ăn thêm ốc nhằm tiết kiệm chi phí thức ăn viên, cũng như giúp thịt cá chắc hơn. Khi cá nặng khoảng 500-600g/con, bà con có thể mua thêm ốc vặn về cho cá ăn. Nhằm tiết kiệm chi phí thức ăn viên.