Từ xưa đến nay rau diếp cá được coi là một loại rau “thần dược” với nhiều công dụng.
Trong loại rau rau diếp cá rất giàu chất xơ thực vật. Do đó, diếp cá có lợi cho đường tiêu hóa và giúp trị bệnh táo bón hữu hiệu. Ngoài ra, rau diếp cá còn giúp làm mát cơ thể cho bé và trị ho rất tốt khi bé bị cảm. Các mẹ có thể giã nát rau diếp cá rồi nấu với nước vo gạo để cho bé uống, hoặc nấu cùng với cháo đều rất hiệu quả.
Cách trồng rau diếp cá đơn giản, dễ thực hiện. Loại rau này được biết đến là một loại rau sống, rau thơm được nhiều người ưa thích sử dụng trong các bữa ăn gia đình. Trong Đông y đây cũng là một loại thuốc với rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người.
Thông thường trồng diếp cá bạn hoàn toàn có thể trồng theo 2 cách là trồng bằng cành hoặc bằng hạt giống. Nếu trồng bằng cành bạn nên chọn những cành bánh tẻ, to khỏe, không bị sâu bệnh để trồng, còn nếu trồng bằng hạt giống nên chọn những cơ sở uy tín để mua nhằm đạt được tỷ lệ nảy mầm cao nhất.
Tuy nhiên diếp cá là loại rau rất dễ sống do đó chúng thường được trồng nhiều bằng phương pháp giâm cành.
Rau mồng tơi là một loại rau được nhiều người sử dụng vào mùa hè không chỉ vì thơm, ngon, bổ dưỡng, dễ ăn, dễ tiêu hóa mà loại rau này còn giúp cơ thể thanh nhiệt, nhuận tràng và nhiều công dụng quý khác đối với sức khỏe.
Rau mồng tơi là một trong những loại rau phổ biến nhất trong mùa hè. Rau mồng tơi có hai loại là màu xanh và màu tím. Rau mồng tơi tím chứa nhiều dưỡng chất hơn, có vị ngọt nhẹ và rất mát. Rau mồng tơi để nấu canh hoặc luộc ăn để giải nhiệt. Ngoài ra, loại rau này còn giúp trị táo bón rất hiệu quả.
heo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TS. Đỗ Tất Lợi, trong nhân dân, thường chỉ dùng rau mồng tơi nấu canh ăn cho mát, ít dùng làm thuốc.
Nhưng trong sách cổ (Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân) có ghi là rau mồng tơi có vị chua, hàn, hoạt, không độc, chủ trị hoạt trung, tán nhiệt, giải nhiệt, lợi đại tiểu trường.
Nhân dân Indonesia dùng rau mồng tơi làm thuốc chữa trẻ em bị táo bón, phụ nữ đẻ khó.
Tại Trung Quốc có nơi người ta dùng rau mồng tơi giã đắp chữa vú sưng nứt, giải độc.
Rau mồng tơi là loại rau được trồng nhiều tại vùng nhiệt đới, đặc biệt là ở những vùng đất ẩm ướt. Chính vì thế mà mọi người có thể dễ dàng học được cách trồng rau mồng tơi, đặc biệt là vào những mùa nắng nóng như mùa hè.
Mồng tơi cũng là một trong những loại rau ngắn ngày, giúp bạn có thể trồng một lần ăn cả năm luôn đấy
Cà rốt là loại thực phẩm, một loại rau tuyệt vời cho sức khỏe, với nguồn vitamin A và B dồi dào. Vitamin A giúp cho cơ thể tăng trưởng và duy trì các tế bào khỏe mạnh. Vitamin B lại giúp kích thích cảm giác ngon miệng trong mùa hè oi bức. Do đó, cà rốt là lựa chọn không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của các gia đình Việt. Các mẹ có thể nấu cà rốt kèm với các món ăn khác hoặc làm sinh tố hay nấu cháo cho bé đều rất tốt.
Với hàm lượng chất chống oxy hóa, beta carotene, các vitamin và khoáng chất dồi dào, cà rốt được xem là một trong những thực phẩm cực tốt cho sức khỏe chúng ta. Cà rốt làm tốt vai trò cải thiện thị lực, ngăn chặn tế bào ung thư, tốt cho bệnh tiểu đường, làm đẹp da, giữ dáng thậm chí còn được sử dụng để làm vắc xin chống lại virus HIV.
Chắc hẳn đây là câu hỏi của rất nhiều người, đặc biệt là những ai đang gặp vấn đề về thị lực. Rất nhiều người biết về tác dụng cải thiện thị lực của cà rốt. Lý do khiến cho cà rốt làm tốt vai trò này đó chính là hàm lượng vitamin A dồi dào có trong loại củ này. Nếu thiếu vitamin A trong thời gian dài sẽ làm hỏng các tế bào thị giác trong võng mạc của mắt dẫn đến làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt như mờ mắt hay quáng gà.
Các nhà khoa học đã tìm ra chất phytochemical – đây chính là hợp chất có vai trò quan trọng trong đẩy lùi sự xuất hiện của các tế bào ung thư đặc biệt là những bệnh ung thư như ung thư ruột kết, ung thư dạ dày, ung thư tuyến tiền liệt hay ung thư phổi.
Trong số những thực phẩm rau củ làm đẹp da thì cà rốt chắc chắn không thể thiếu. Với hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào, cà rốt có tác dụng ngăn chặn sự hình thành nếp nhăn, vết sạm trên da.
Những người bị huyết áp cao lưu ý nên bổ sung cà rốt vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình. Một nghiên cứu đã rút ra tiêu thụ một cốc nước ép cà rốt khoảng 300 – 400 ml sẽ giúp làm giảm 5% huyết áp tâm thu.
Ăn cà rốt hỗ trợ rất tốt cho bệnh tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường tuýp 2. Chất xơ và chất chống oxy hóa trong cà rốt giúp cải thiện quá trình chuyển hóa glucose khi bệnh bệnh tiểu đường.
Bí xanh là loại quả, loại rau xanh chỉ có trong mùa hè. Bí xanh có tính mát, vị ngọt nhẹ giúp giải nhiệt hiệu quả có cơ thể. Bí xanh có thể nấu cùng thịt gà, nấu canh với tôm nõn hoặc luộc lên cho bé ăn đều rất mát.
Bí xanh từ hạt tới quả, vỏ, lá, hoa đều có thể làm thuốc và là món canh vừa ngon, vừa mát ngày hè. Dù bí xanh tốt cho sức khỏe nhưng nên ăn với lượng như thế nào và ai cần hạn chế ăn bí xanh thì không phải ai cũng biết.
Theo Đông y, bí đao có vị ngọt, tính mát, không độc. Tác dụng thanh phế mát vị, sinh tân, hoá đàm, lợi đại tiểu tiện… Dùng tốt cho người mắc COVID-19 mệt mỏi, ho khan, nóng ruột, phiền khát, tiểu rắt buốt. Bí đao còn là thực phẩm lý tưởng cho người già, người có bệnh nền và trẻ em. Còn trị táo bón, mụn nhọt, rôm sẩy, da khô sần, nám mặt, tiêu khát.
Trong loại rau bí xanh tươi có chứa hàm lượng nước là 67,9%, protid là 0,1%, lipid là 0,1%, cellulos là 0,7%, dẫn xuất không protein là 30,5%, khoáng toàn phần là 0,1%. Trong bí xanh cũng chứa hàm lượng khoáng chất khá cao. Cụ thể, cứ mỗi 100g bí xanh chứa calcium 26mg, phosphor 23mg, sắt 0,3mg.
Bí xanh cũng là loại rau chứa nhiều loại vitamin như vitamin caroten 0,01mg, vitamin B1 0,01mg, vitamin B2 0,02mg, vitamin PP 0,03mg và vitamin C 16mg; các chất khác như β-sitosterol, β-sitosterol acetat, lupeol và lupeol acetat.
Các nghiên cứu cho thấy hàm lượng natri trong bí xanh rất thấp nên có tác dụng trị liệu cho những người mắc các chứng bệnh như: Xơ cứng động mạch, đái tháo đường, bệnh động mạch vành tim, viêm thận, phù thũng, bệnh tăng huyết áp và béo phì.
Vào những ngày hè nóng bức, bạn có thể sử dụng rau ngót để điều chế thành các món ăn/bài thuốc từ rau ngót để phòng bệnh cho cả gia đình.
Rau ngót được mệnh danh là thang thuốc "công bổ kiêm thi" (vừa công vừa bổ); "vừa phù chính vừa khu tà" (nâng đỡ chính khí, trừ tà khí) nghĩa là vừa tăng đề kháng, lại chống lại bệnh tật xâm nhập cơ thể.
Nghiên cứu của khoa học hiện đại cho thấy, trong 100g rau có 6,5g đạm, 0,08g chất béo, 9g đường, 503mg kali, 15,7mg sắt, 13,5mg mangan, 0,45mg đồng, 23.300UI betacaroten, 85mg sinh tố C...
Vào những ngày hè nóng bức, bạn có thể sử dụng rau ngót để điều chế thành các món ăn/bài thuốc từ rau ngót để phòng bệnh cho cả gia đình. Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội): "Trong Đông y, rau ngót là một loại thảo dược có đặc tính mát, giải nhiệt và đặc biệt là rất lành tính. Lá rau ngót vị ngọt, tính mát lành, có tác dụng điều hòa nội tạng, bổ ích cơ thể, tăng cường cơ năng tiêu hóa và bài tiết".
Cây rau ngót có khả năng thích nghi tốt với các điều kiện thời tiết, tuy nhiên rau ngót phát triển tốt vào mùa mưa và nơi ẩm ướt.
Để trồng được rau ngót không có gì là khó, loại rau này không kén đất, chỗ nào cũng trồng được và dễ sống. Bởi vậy, mọi người thường trồng nó quanh giếng, dọc các bờ rào, các lối đi,…