Tên chữ Cơ Hạ được lấy từ chữ Vạn cơ thanh hạ, tức là “sự thanh nhàn trong muôn vàn cơ sự”.
Thời cực thịnh, vườn thượng uyển Cơ Hạ có hệ thống các công trình kiến trúc phong phú với: điện, đình, lầu, các, trai, tạ, lang, kiều...
Nhưng thời gian và chiến tranh, Cơ Hạ trở nên hoang tàn, đổ nát, nhiều công trình mất dấu tích. Trong nỗ lực bảo tồn Quần thể di tích cố đô Huế, Cơ Hạ từng bước được hồi sinh.
Qua những hình ảnh của tác giả Nguyễn Phong, Thừa Thiên Huế Cuối tuần mời bạn đọc thăm vườn Cơ Hạ với những dấu tích còn lưu lại.
Cùng với những bức ảnh, Nguyễn Phong nhắn: “Bức ảnh về điện Khâm Văn quý giá vô cùng. Đây là ngôi điện quan trọng trong vườn Cơ Hạ, xưa từng được vua Tự Đức trưng dụng thiết triều”; hay: “Bức ảnh chụp tổng thể khu vườn cho thấy một loạt các công trình đã mất hết dấu tích, bị biến dạng nền móng nhưng nay đang dần rõ ràng nhờ những bức ảnh tư liệu xưa vô cùng quý giá mà chúng tôi đã mua đấu giá từ Pháp về”.
Hiện trạng tổng thể khu vườn Cơ Hạ, TP Huế.
Tranh gương vẽ các công trình trong vườn Cơ Hạ được tìm thấy ở 1 trường đại học trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Một góc vườn Cơ Hạ-một trong những vườn thượng uyển nổi tiến ở Kinh đô Huế trong ảnh tư liệu và hiện trạng hiện nay.
Điện Khâm Văn - ngôi điện quan trọng mà xưa vua Tự Đức nhà Nguyễn từng thiết triều tại đây.
Bản dựng 3D hình ảnh Hải Tĩnh Niên Phong Các ở đảo Doanh Châu ở vườn thượng uyển Cơ Hạ trong Kinh đô Huế thời nhà Nguyễn.