Năm 2023, Bộ GDĐT cho biết có 20 phương thức xét tuyển đại học. Với các phương thức xét tuyển sớm, Bộ GDĐT yêu cầu các cơ sở đào tạo tổ chức xét tuyển và thông báo kết quả xét tuyển sớm cho thí sinh chậm nhất vào 17h ngày 8/7. Các cơ sở đào tạo có trách nhiệm cập nhật danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển theo các phương thức xét tuyển sớm lên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh của Bộ GDĐT. Đối với các phương thức xét tuyển sớm, hiện tại nhiều trường đại học đã đưa ra mức điểm chuẩn trúng tuyển. Tuy nhiên, đây mới là hình thức trúng tuyển tạm thời, thí sinh chỉ trúng tuyển chính thức sau khi đăng ký nguyện vọng lên Hệ thống của Bộ tại địa chỉ https://thisinh.thithptquocgia.edu.vn và có kết quả đã trúng tuyển.
Bộ GDĐT cho biết, từ 17h ngày 22/8, các trường thông báo điểm chuẩn, danh sách thí sinh trúng tuyển đợt 1 và từ 17h ngày 6/9, thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến trên hệ thống của Bộ GDĐT.
Năm 2023, Bộ GDĐT không có thay đổi trong quy chế tuyển sinh nên dự kiến vẫn giữ các công tác tuyển sinh như năm 2022. Tuy nhiên, lịch xét tuyển sớm hơn năm ngoái vì vậy, thời gian công bố điểm chuẩn đại học 2023 cũng sớm hơn.
Thí sinh diện tuyển thẳng nộp hồ sơ trước ngày 30/6, nhận kết quả trước 5/7 và xác nhận nhập học trên hệ thống tuyển sinh của Bộ trước 17h ngày 15/8.
Thí sinh đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển (không giới hạn số lần) trong thời gian quy định là từ ngày 10/7 đến 17h ngày 30/7/2023. So với năm ngoái, Bộ GDĐT đã rút ngắn thời gian thí sinh đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển xuống còn 20 ngày.
Ngày 25/7, Bộ GDĐT công bố điểm sàn của khối ngành sức khỏe và ngành đào tạo giáo viên.
Từ ngày 31/7 đến 17h ngày 6/8, thí sinh nộp lệ phí xét tuyển trực tuyến.
Từ ngày 12/8 đến ngày 20/8, Bộ GDĐT cùng các trường bắt đầu quy trình xét tuyển và xử lý nguyện vọng, qua đó xác định nguyện vọng cao nhất thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển.
Dự đoán về điểm chuẩn đại học năm 2023, chia sẻ với báo chí, TS Nguyễn Tiến Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội cho biết: "Chúng tôi dự đoán điểm chuẩn năm nay vào các ngành sẽ không có nhiều khác biệt so với năm ngoái, nếu có khác biệt thì chỉ là do xu hướng thí sinh thấy ngành A có điểm cao nên chuyển sang ngành B. Nếu nhu cầu không toàn diện và không đồng đều thì sẽ có sự thay đổi giữa hai ngành A và B theo hướng đó".
Ths Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông, Trường Đại học Công thương TP.HCM dự doán điểm chuẩn của các trường đại học năm 2023 sẽ thấp và bằng năm ngoái, 2022.
"Các trường top giữa thấp hơn năm ngoái khoảng chừng 1,0 điểm, các trường top trên thì có ngành sẽ thấp hơn năm ngoái khoảng từ 0,5 - 1,0 điểm và có ngành tương đương năm ngoái. Còn các trường hàng năm xét tuyển tương đương "điểm sàn", năm nay cũng vậy, do mức điểm năm nay thi tốt nghiệp THPT đã có tính phân hóa cao hơn năm 2022", ông Sơn cho hay.
Đến nay, hàng chục trường đại học trên cả nước đã công bố điểm chuẩn các phương thức xét tuyển sớm năm 2023.
Điểm chuẩn Đại học Bách khoa Hà Nội 2023
Điểm chuẩn Đại học Dược Hà Nội 2023
Điểm chuẩn Đại học Ngoại thương 2023
Điểm chuẩn Đại học Công nghiệp Hà Nội
Điểm chuẩn Đại học Xây dựng Hà Nội
Điểm chuẩn Trường Đại học Y tế công cộng
Điểm chuẩn Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng
Điểm chuẩn Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
Điểm chuẩn Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội
Điểm chuẩn Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội
Điểm chuẩn đánh giá năng lực Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội
Điểm chuẩn đánh giá năng lực Khoa Các khoa học liên ngành - Đại học Quốc gia Hà Nội