Chia sẻ về độ tuổi cho con học tiếng Anh, GS.TS Ooi Chee Keong, tác giả của phương pháp 4SLPA giúp trẻ học tiếng Anh tự nhiên theo hướng tiếp cận tự nhiên được công nhận tại 164 quốc gia cho hay: "Đây là chủ đề nóng được nhiều phụ huynh quan tâm. Nhiều nhà khoa học, giáo dục cũng đã tìm hiểu việc trẻ hấp thụ ngôn ngữ trong giai đoạn này thế nào. Các nhà khoa học đã thấy bên trong não bộ có một phần kích thích phát triển ngôn ngữ. Trong giai đoạn dưới 10 tuổi, các giác quan của trẻ nhạy cảm với môi trường xung quanh như giọng nói, âm thanh, hành động... Đây cũng là giai đoạn trẻ học phát âm chuẩn.
Tuy nhiên, chúng ta không nên kỳ vọng quá cao vào việc trẻ học ngôn ngữ như người lớn. Cần cho trẻ hấp thụ ngôn ngữ thông qua các kênh phát triển. Với tư cách là giáo viên, nhà giáo dục, phụ huynh, chúng ta kiên nhẫn cho trẻ thời gian hấp thụ dần dần mỗi ngày".
Nói về việc liệu trẻ có bị "loạn" khi học cùng lúc nhiều ngôn ngữ cùng lúc, GS.TS Ooi Chee Keong nêu quan điểm: "Mối băn khoăn này không chỉ ở phụ huynh Việt Nam mà còn của phụ huynh trên thế giới. Có người băn khoăn con còn quá nhỏ phải làm sao để con vừa nói được tiếng mẹ đẻ, vừa hấp thụ được tiếng Anh. Có người bày tỏ việc gì phải dạy con ở độ tuổi này...
Bản thân tôi có thể nói 7 ngôn ngữ và tôi thấy không rắc rối hay phức tạp gì khi sử dụng nhiều ngôn ngữ. Cho trẻ tiếp cận ngôn ngữ sớm không ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ ngôn ngữ sau này. Cho trẻ học thêm ngôn ngữ còn giúp trẻ tiếp cận nhiều khía cạnh khác. Điều quan trọng không phải là dạy trẻ cái gì mà là trẻ cần tiếp xúc như thế nào cho phù hợp.
Với trẻ nhỏ không thể dạy các em về cấu trúc ngôn ngữ, ngữ pháp vì điều này qua sức với sự hiểu biết của trẻ. Chúng ta nên cho trẻ hấp thụ tự nhiên ngôn ngữ như theo cơ chế mẹ đẻ mỗi ngày".
Chia sẻ trong buổi ra mắt chương trình tiếng Anh Tiny Bean – giúp trẻ nuôi dưỡng ngôn ngữ tiếng Anh theo cơ chế học tiếng mẹ đẻ dành cho trẻ 1,5 – 3 tuổi, bà Trần Thuỳ Dương, Giám đốc Budding Bean Việt Nam: "Dựa vào đặc điểm trẻ ở lứa tuổi này, sự lặp đi lặp lại các bài học ngắn là chìa khoá để trẻ tiếp nhận ngôn ngữ vào trí nhớ dài hạn. Chúng ta cần sử dụng nhiều hoạt động phát triển giác quan, hình ảnh sống động, coi trọng các tương tác để giúp trẻ học thông qua chơi sẽ giúp trẻ hấp thụ ngôn ngữ tự nhiên nhất".
Chuyên gia này cũng chia sẻ, thực tế, nhiều cha mẹ biết ngoại ngữ nhưng vì công việc quá bận rộn cũng không dành thời gian dạy tiếng Anh cho con. Đồng hành không phải là bố mẹ phải thành thạo tiếng Anh, nói tiếng Anh hàng ngày mà bố mẹ biến tiếng Anh thành một phần cuộc sống. Bố mẹ hoàn toàn có thể lựa chọn những bài hát, tờ sách báo, quyển truyện để cho con tiếp cận mỗi ngày hoặc cho trẻ học một chương trình, ngôi trường nào đó. Như vậy, dù không biết tiếng Anh nhưng cha mẹ vẫn có cách đồng hành cùng con phù hợp.