Cụ thể, 23/23 xã của huyện Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình) đã đạt chuẩn nông thôn mới, 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 33 thôn, xóm đạt chuẩn khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu; 2/2 thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh.
Huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đạt chuẩn nông thôn mới. Ảnh: Vũ Thượng
Tổng nguồn vốn huy động từ khi triển khai thực hiện chương trình đến nay là trên 7.000 tỉ đồng, trong đó, vốn ngân sách Nhà nước là trên 3.600 tỉ đồng và vốn đóng góp của cộng đồng dân cư là trên 2.100 tỉ đồng.
Năm 2022, thu nhập bình quân toàn huyện đạt 57,2 triệu đồng/người/năm. Ảnh: Vũ Thượng
Đến hết năm 2022, thu nhập bình quân toàn huyện đạt 57,2 triệu đồng/người/năm. Tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021-2025 giảm xuống còn 1,24%. Tỉ lệ người dân hài lòng với kết quả xây dựng nông thôn mới, đạt 99,53%.
Mô hình nuôi con lươn không bùn ở xã Kim Mỹ (huyện Kim Sơn) thu hút nhiều người đến tham quan. Ảnh: Vũ Thượng
Được biết, Kim Sơn là huyện duy nhất của tỉnh Ninh Bình có biển, địa bàn rộng, dân số đông. Đặc biệt, sau hơn 12 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới, nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với quyết tâm cao, các chính sách linh hoạt, phù hợp,…Kim Sơn đã hoàn thành các điều kiện xét công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
Kim Sơn là huyện duy nhất ở tỉnh Ninh Bình có biển. Ảnh: Vũ Thượng
Bên cạnh đó, huyện Kim Sơn đã khai thác và phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế so sánh của địa phương để thúc đẩy phát triển kinh tế biển, phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề dịch vụ, là địa phương dẫn đầu về phát triển kinh tế nông nghiệp, thủy sản, là vựa lúa của tỉnh Ninh Bình.
Huyện Kim Sơn phát động phong trào thi đua "Ngày thứ bảy xanh - Ngày chủ nhật sạch". Ảnh: Vũ Thượng
Như vậy, đến thời điểm này cả 8/8 huyện, thành phố của tỉnh Ninh Bình đã được công nhận hoàn thành và đạt chuẩn nông thôn mới.