Giá sầu riêng hôm nay giữ ổn định toàn vùng. Hiện tại, giá sầu riêng Thái loại lựa đẹp có giá từ mức 90.000 - 95.000 đồng/kg tại khu vực Tây Nam bộ, Đông Nam bộ và Tây Nguyên; sầu riêng Ri6 có giá ổn định ở mức 55.000 - 60.000 đồng/kg.
Cụ thể, tại khu vực miền Tây Nam bộ, sầu riêng Ri6 đẹp lựa có giá 55.000-60.000 đồng/kg, mức giá này ổn định so với hôm qua; sầu riêng Ri6 xô có giá 45.000-52.000 đồng/kg, giữ ổn định so với hôm qua.
Sầu Thái hàng đẹp lựa có giá 90.000-95.000 đồng/kg, loại này đi ngang so với giá hôm qua; sầu riêng Thái mua xô có giá 75.000-85.000 đồng/kg, đứng giá so với hôm qua.
Tại khu vực miền Đông Nam bộ, sầu Ri6 đẹp lựa có giá 55.000-58.000 đồng/kg, đi ngang so với hôm qua; sầu riêng Ri6 xô có giá 45.000-50.000 đồng/kg, ổn định so với hôm qua.
Sầu Thái đẹp lựa có giá 90.000-95.000 đồng/kg, loại này chững giá so với giá của ngày hôm qua; sầu riêng Thái mua xô có giá 75.000-85.000 đồng/kg, đi ngang so với ngày hôm qua.
Giá sầu riêng hôm nay 3/9, tại khu vực Tây Nguyên, sầu Ri6 đẹp lựa có giá 55.000-58.000 đồng/kg, không thay đổi so với hôm qua; sầu riêng Ri6 xô có giá 45.000-50.000 đồng/kg, giữ nguyên so với giá của ngày hôm qua.
Sầu Thái đẹp lựa có giá 90.000-95.000 đồng/kg, mức giá này không đổi so với giá của ngày hôm qua; sầu riêng Thái mua xô có giá 75.000-85.000 đồng/kg; không tăng giá so với hôm qua.
Dưới đây là bảng giá sầu riêng hôm nay tham khảo được thương lái thu mua tại vườn ở miền Tây Nam bộ, miền Đông Nam bộ, khu vực Tây Nguyên ngày 3/9. Tùy theo độ dài đường vận chuyển hay khu vực vận chuyển mà giá sầu riêng sẽ có sự chênh lệch ít nhiều.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 8 tháng năm 2023, xuất khẩu rau quả mang về đạt 3,45 tỷ USD, tăng 57,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, con số trên đã vượt kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả năm 2022 (3,16 tỷ USD) và với tốc độ tăng trưởng có thể vượt kỷ lục 3,81 tỷ USD vào năm 2018.
Đáng chú ý, với việc mang về 1,2 tỷ USD, chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả 8 tháng năm 2023, sầu riêng chính là nhóm hàng đóng góp lớn cho kỷ lục của rau quả.
Đặc biệt, đà tăng của loại trái cây này được dự báo còn tiếp tục bởi đây là lợi thế của Việt Nam khi sầu riêng của các nước Đông Nam Á khác đã hết vụ.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định, vụ sầu riêng chính ở vùng Tây Nguyên với sản lượng và diện tích rất lớn và trái vụ so với các nước khác. Thời điểm từ tháng 9, hầu như chỉ có Việt Nam có vụ sầu riêng và đây là lợi thế về xuất khẩu.
Đến nay, đã có hơn 300 các mã số vùng trồng sầu riêng và gần hơn 100 mã số cơ sở đóng gói. Do vậy chúng ta hoàn toàn có thể đáp ứng đầy đủ cho việc xuất khẩu cho các diện tích và sản lượng sầu riêng ở khu vực Tây Nguyên đi một cách thuận lợi.
Đặc điểm sinh học rầy phấn hại sầu riêng: Rầy phấn (hay còn gọi là rầy nhảy) là loại sâu hại xuất hiện phổ biến trên nhiều cây trồng trong đó có sầu riêng, rầy phấn hoạt động mạnh vào mùa khô. Đây là côn trùng gây hại rất quan trọng và phổ biến nhất trên vườn sầu riêng.
Con trưởng thành dài 2,5-3mm cánh trong suốt toàn thân mầu vàng nhạt. Trứng được đẻ thành từng đám trong mô lá non. Khi mới đẻ trứng có mầu vàng, sau đó chuyển dần sang màu nâu. Ấu trùng phía ngoài có phủ một lớp sáp mỏng, có các tua sáp kéo dài đến cuối thân. Trưởng thành và ấu trùng tuổi lớn di chuyển nhanh khi thấy động và tập trung ở mặt dưới lá sầu riêng.
Ấu trùng có màu trắng (gọi là rầy phấn) còn con trưởng thành có màu vàng nhạt (gọi là rầy nhẩy). Rầy phấn phát triển mạnh trong mùa khô, lây lan nhanh từ vườn này sang vườn khác, mùa mưa mật độ rầy giảm mạnh.
Triệu chứng gây hại của rầy phấn: Cả con trưởng thành và ấu trùng đều gây hại trên sầu riêng bằng cách chích hút nhựa ở mặt dưới lá non, chồi non làm cho lá có các chấm vàng nhỏ li ti, làm cho lá không phát triển, bị biến dạng, cháy mép lá dần dần khô và rụng.
Mật độ rầy phấn cao khi cây sầu riêng ra chồi non, lá non, rầy non thường tập trung trong các lá non còn xếp lại chưa mở ra, rầy trưởng thành tập trung và gây hại ở mặt dưới lá non. Khi các lá đã thành thục và già thì rầy phấn không gây hại nữa.
Cây bị hại nặng, có lá thưa thớt, quăn queo lá non rụng nhiều và khô ngọn. Cây không phát triển được tán dẫn tới ít hoa, đậu trái kém, trái bị sượng phẩm chất kém. Chất thải của rầy nhẩy tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển mạnh làm đen lá và trái.
Biện pháp phòng trừ
Biện pháp cơ giới vật lý: Trồng sầu riêng với mật độ hợp lý (8x8m hoặc 10x10m) để tạo độ thông thoáng cho vườn cây hạn chế nơi cư trú của rầy. Đối với những vườn sầu riêng cũ thì cần cắt tỉa cành, tạo tán thông thoáng, dọn sạch cỏ dại và tàn dư trên vườn sau mỗi vụ thu hoạch.
Bón phân cân đối, hợp lí để cây ra đọt tập trung (tránh tình trạng cây ra đọt rải rác) từ đó có thể phòng trừ và hạn chế tác hại của rầy phấn.
Bảo vệ các loài thiên địch trong tự nhiên của rầy phấn như: Nhện bắt mồi, bọ rùa, ong kí sinh.
Sử dụng bẫy dính màu vàng để bẫy rầy trưởng thành (do tập tính của rầy trưởng thành thích màu vàng).
Khi tưới nước, có thể dùng vòi nước áp lực cao tưới trực tiếp lên các chồi non, lá non để rửa trôi rầy non. Luôn luôn đảm bảo đủ độ ẩm cho vườn sầu riêng trong mùa khô để giúp cây sinh trưởng phát triển thuận lợi.
Biện pháp hóa sinh: Khi mật độ rầy nhẩy cao (trên 50% chồi, lá bị nhiễm rầy hoặc trên 20% số chồi, lá có trứng rầy) cần tiến hành sử dụng biện pháp hóa học cộng sinh học để phòng trừ rây phấn cụ thể như sau: Sử dụng các thuốc trừ sâu hóa học có gốc ACRINATHRIN (Rufast 3EC), SPIROTETRAMAT (Monvento 150OD), kết hợp với thuốc trừ sâu sinh học Bio-Plus, Supper Bio HLC 01, phun hai lần liên tục (lần thứ nhất khi cây vừa nhú lá non, lần thứ hai khi lá non đã mở).
Lưu ý, khi phun phải phun ướt đều hai mặt lá. Việc sử dụng phối hợp như trên có tác dụng làm tăng hiệu quả của thuốc hóa học, hạn chế hình thành tính kháng thuốc của rầy nhẩy, bổ sung thêm một lượng hữu cơ và Silic giúp lá nhanh già, cứng để hạn chế tác hại của rầy nhảy.
Sử dụng dầu khoáng SK 99-Enpray hoặc DC-Tronplus phun bằng máy áp suất cao dạng sương mù hai lần như ở trên khi cây bắt đầu ra chồi non và lá non.
Khi cây ra chồi non, đọt non tiến hành sử dụng Nano Bạc Đồng và Nano Đồng phun hai lần (lần 1: khi mới nhú lá non, lần 2: khi lá non đã mở hoàn toàn) để phòng trừ các nấm bệnh xâm nhập vào các vết thương hở do rầy nhẩy chích hút tạo ra.