Giá sầu riêng hôm nay tại thị trường trong nước giảm mạnh với chủng loại sầu Thái. Hiện tại, giá sầu riêng Thái loại lựa đẹp đồng loạt giảm 5.000 đồng/kg tại cả ba khu vực trọng điểm, cùng đạt mức 85.000 - 90.000 đồng/kg.
Cụ thể, tại khu vực miền Tây Nam bộ, sầu riêng Ri6 đẹp lựa có giá 55.000-59.000 đồng/kg, mức giá này giảm 1.000 đồng/kg so với hôm qua; sầu riêng Ri6 xô có giá 45.000-52.000 đồng/kg, giữ ổn định so với hôm qua.
Sầu Thái hàng đẹp lựa có giá 85.000-90.000 đồng/kg, loại này giảm 5.000 đồng/kg so với giá hôm qua; sầu riêng Thái mua xô có giá 75.000-82.000 đồng/kg, giảm 3.000 đồng/kg so với hôm qua.
Tại khu vực miền Đông Nam bộ, sầu Ri6 đẹp lựa có giá 55.000-58.000 đồng/kg, đi ngang so với hôm qua; sầu riêng Ri6 xô có giá 45.000-50.000 đồng/kg, ổn định so với hôm qua.
Sầu Thái đẹp lựa có giá 85.000-90.000 đồng/kg, loại này giảm 5.000 đồng/kg so với giá của ngày hôm qua; sầu riêng Thái mua xô có giá 75.000-82.000 đồng/kg, giảm 3.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Giá sầu riêng hôm nay 4/9, tại khu vực Tây Nguyên, sầu Ri6 đẹp lựa có giá 55.000-58.000 đồng/kg, không thay đổi so với hôm qua; sầu riêng Ri6 xô có giá 45.000-50.000 đồng/kg, giữ nguyên so với giá của ngày hôm qua.
Sầu Thái đẹp lựa có giá 85.000-90.000 đồng/kg, mức giá này giảm 5.000 đồng/kg so với giá của ngày hôm qua; sầu riêng Thái mua xô có giá 75.000-82.000 đồng/kg; giảm 3.000 đồng/kg so với hôm qua.
Dưới đây là bảng giá sầu riêng hôm nay tham khảo được thương lái thu mua tại vườn ở miền Tây Nam bộ, miền Đông Nam bộ, khu vực Tây Nguyên ngày 4/9. Tùy theo độ dài đường vận chuyển hay khu vực vận chuyển mà giá sầu riêng sẽ có sự chênh lệch ít nhiều.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định, vụ sầu riêng chính ở vùng Tây Nguyên với sản lượng và diện tích rất lớn và trái vụ so với các nước khác. Thời điểm từ tháng 9, hầu như chỉ có Việt Nam có vụ sầu riêng và đây là lợi thế về xuất khẩu.
Bên cạnh những tín hiệu tích cực về thị trường và giá bán sau khi xuất khẩu được vào thị trường Trung Quốc, thì ngành hàng sầu riêng cũng đối mặt nhiều biến động khi liên tục bị cảnh báo vi phạm về kiểm dịch thực vật.
Việc bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cây sầu riêng theo từng giai đoạn là vấn đề quan trọng, đặc biệt là khi cây ở giai đoạn lên cơm.
Trong giai đoạn lên cơm, ngoài việc cung cấp đầy đủ các chất cơ bản đạm, lân, kali, nhà vườn cần bổ sung thêm các yếu tố trung vi lượng để cây sầu riêng phát triển tốt.
Trước tiên là cung cấp phân NPK cân bằng hay bà con quen gọi là NPK 3 số như 16-16-16 hay NPK 15-15-15 lúc trái sầu riêng bằng quả cam, tức sau khi xả nhị từ 30 đến 40 ngày, để giúp tăng độ phì của trái.
Tiếp đó, bước sang giai đoạn trái khoảng 60 ngày tuổi, bà con tiếp tục bón phân NPK có tỉ lệ đạm, kali cao để tạo bộ khung và màu xanh đặc trưng cho trái.
Đến giai đoạn trái khoảng 70-80 ngày tuổi, lúc này trái có trọng lượng từ 1,5 đến 2 kg. Khi này trái tích lũy tinh bột và ổn định chất lượng. Ngoài việc bón phân NPK chuyên dùng phù hợp, bà con cần cung cấp thêm các nguyên tố trung, vi lượng để giúp cho bộ lá của cây quang hợp tốt hơn. Chú ý, cung cấp các dưỡng chất cân đối với hàm lượng kali cao để giúp cây vận chuyển các chất dinh dưỡng cần thiết từ lá về nuôi trái, làm cho phẩm chất trái tốt hơn.
Theo các nhà khoa học, với sầu riêng, trong suốt thời kỳ phát triển của trái có rất nhiều yếu tố tác động vào có khả năng làm rối loạn sinh lý của trái, làm cho trái bị sượng, ảnh hưởng chất lượng và giá bán.
Nguyên nhân sượng trái sầu riêng chủ yếu là do trong thời kỳ cây nuôi trái, nhà vườn đã bón thừa phân đạm, kích thích cây ra lá non gây nên sự cạnh tranh dinh dưỡng. Hoặc do bà con bón phân có nhiều chất clor… làm cho trái phát triển kém.
Ngoài ra, cũng có trường hợp do cung cấp dinh dưỡng cho cây không cân đối, thiếu canxi và magiê hoặc do sâu bệnh hại cũng có thể làm cho trái bị sượng, phẩm chất kém.
Lưu ý: Sầu riêng giai đoạn lên cơm, cây cần bón nhiều đạm nhưng bà con không bón nhiều cho cây vào thời điểm trước thu hoạch 1 tháng vì sẽ làm chất lượng trái giảm, kéo dài thời gian trái chín. Do đó, trước thu hoạch 1 tháng, nhà vườn chú ý bón phân đạm với hàm lượng giảm dần và chủ yếu chỉ bón phân kali trắng là chính.
Nếu nhà vườn chú ý thực hiện tốt phương pháp chăm sóc, dinh dưỡng cho cây sầu riêng giai đoạn lên cơm sẽ giúp cây cho năng suất cao và chất lượng trái tốt.