Ông Lê Thanh Sơn khẳng định: Vị trí làm dự án phần lớn là rừng bình thường, trước đây đã từng khai thác nhưng đến năm 2002, Chính phủ thực hiện chủ trương đóng cửa thì nơi đây được canh giữ nghiêm ngặt.
Cũng theo ông Sơn, từ khu dân cư hiện hữu của xã Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam đi sâu vào khoảng vài cây số nữa sẽ đến vùng lõi dự án.
"Trước hết là khu rừng hỗn giao gồm những bụi tre nứa và cây dầu đường kính 20-35cm và xen vào đó là những khu đất canh tác của người dân địa phương. Những cây cổ thụ thụ căm xe và cây lim được nhiều mạng xã hội chia sẻ nằm ngoài ranh dự án vẫn là rừng được bảo vệ nghiêm…", ông Sơn khẳng định.
Liên quan đến vấn đề này, chiều 6/9, Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Bình Thuận cho biết, UBND tỉnh Bình Thuận sẽ tổ chức họp báo cung cấp thông tin cho cac về quan báo chí về Dự án hồ Ka Pét. Cuộc họp sẽ diễn ra chiều 7/9.
Trước đó, báo chí đã phản ánh về việc, tỉnh Bình Thuận đang chuẩn bị phá 619ha rừng để thực hiện dự án hồ chứa nước Ka Pét thuộc huyện Hàm Thuận Nam nhằm mục đích phát triển kinh tế- xã hội.
Theo tỉnh Bình Thuận, dự án trên được Quốc hội quyết định và quyết định điều chỉnh, bổ sung chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 93/2019/QH14 ngày 26/11/2020 và Nghị Quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023.
Tổng mức đầu tư và nguồn vốn của Dự án là 874,089 tỷ đồng, gồm vốn ngân sách Trung ương là 519,927 tỷ đồng và ngân sách địa phương là 354,162 tỷ đồng. Thời gian thực hiện Dự án từ năm 2019 đến hến năm 2025.
Mục tiêu đầu tư dự án là cấp nước tưới cho khoảng 7.762 ha đất sản xuất nông nghiệp của huyện Hàm Thuận Nam và cấp nước thô cho khu công nghiệp Hàm Kiệm II: 2,63 triệu m3/năm.
Tổng diện tích sử dụng đất của dự án là 697,73 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 679,72 ha (đất có rừng là 619,58 ha, gồm: rừng đặc dụng là 137,95 ha; rừng phòng hộ là 0,51 ha; rừng sản xuất là 440,4 ha, đất nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng là 40,72 ha và đất không có rừng 60,14 ha); diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 18,01 ha.