Theo Cổng thông tin điện tử huyện Tương Dương (Nghệ An), địa phương này có tổng diện tích tự nhiên 2.811 km2.
Tương Dương là một trong bốn huyện miền núi của tỉnh Nghệ An, có 18 xã, thị trấn.
Theo Cổng thông tin điện tử huyện Tương Dương (Nghệ An), Tương Dương là huyện miền núi phía Tây Nghệ An, có truyền thống lịch sử, văn hóa rất lâu đời.
Thời nhà Trần gọi là đất Nam Nhung. Năm 1490, niên hiệu Hồng Đức thứ 21, đời vua Lê Thánh Tông, chia phủ Trà lân thành 4 huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Vĩnh Khang, Hội Ninh. Đến đời nhà Nguyễn (1822), phủ Trà Lân đổi thành phủ Tương Dương, gồm huyện: Tương Dương, Vĩnh Hòa, Hội Nguyên, Kỳ Sơn,.....
Trước năm 1945, huyện Tương Dương bao gồm cả Con Cuông, Kỳ Sơn. Đến năm 1945, huyện Con Cuông tách ra khỏi Tương Dương và ngày 17/5/1961, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 65/CP, tách huyện Kỳ Sơn ra khỏi Tương Dương, khẳng định địa giới hành chính của huyện.
Ngày nay, Tương Dương có tổng diện tích trên 281.129 ha, chiếm 17% diện tích tỉnh Nghệ An. Tương Dương có 18 xã, thị trấn, có 6 dân tộc anh em: Thái, Kinh, Khơ Mú, Mông, Ơ Đu, Tày Poọng, các dân tộc Tương Dương sống hòa thuận, cùng chung tay góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Tương Dương là nơi khởi nguồn của dòng Sông Cả, nằm trong khu dữ trữ sinh quyển lớn nhất Đông Nam Á, hệ thống sông, suối dày đặc. Trong điều kiện khan hiếm nguồn điện hiện nay, Tương Dương là điểm đến của các công trình thủy điện có quy mô vừa vừa và nhỏ. Hiện nay, đã có 4 công trình thủy điện được khởi công xây dựng như Thủy điện Bản Vẽ (320 MW), Khe Bố (100 MW), Yên Thắng, Xóng Con (10 MW).
Không chỉ là tài nguyên nước, Tương Dương còn đa dạng và khá phòng phú về tài nguyên rừng. Tổ chức UNESCO đã công bố, các huyện phía Tây Nghệ An là khu dự trữ sinh quyển lớn nhất Đông Nam Á, trong đó các huyện Tương Dương, Con Cuông, Quỳ Hợp nằm ở vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển đó. Chiếm trên 17% diện tích và 24.28% trữ lượng rừng của tỉnh Nghệ An, rừng Tương Dương phong phú về chủng loại, từ rừng lá kim á nhiệt đới đến rừng hỗn giao lá kim - lá rộng và rừng kín, với hàng trăm loài cây, trong đó 42 loài đã được ghi vào sách đỏ Việt Nam.
Dưới những tán rừng là hàng trăm loài động vật quý: hổ, gấu, bò tót, voi, sóc bay, voọc xám (đã được ghi vào Sách đỏ Việt Nam),... Trong tổng số 145.632 ha rừng hiện có của Tương Dương, có 144.204,2 ha là rừng tự nhiên. Hiện nay, ở Tương Dương vẫn còn giữ được hàng ngàn ha rừng nguyên sinh trên một ngàn tuổi như rừng Pù Huống, Pù Mát, rừng Săng Lẻ,...
Tương Dương là 1 trong 4 huyện miền núi cao của tỉnh Nghệ An.
Phía Bắc và Tây Bắc: Giáp nước Lào và huyện Quế Phong
Phía Nam và Tây Nam: Giáp nước Lào
Phía Đông và Đông Nam: Giáp huyện Con Cuông
Phía Tây: Giáp huyện Kỳ Sơn.
Địa hình huyện Tương Dương rất hiểm trở, có nhiều núi cao, tạo nên nhiều thung lũng nhỏ hẹp. Đồi núi bị chia cắt mạnh bởi 3 sông chính (Nậm Nơn, Nậm Mộ, sông Cả) và nhiều khe suối lớn nhỏ, tạo nên nhiều lớp gợn sóng cao dần, tạo thành 2 mái núi lớn nghiêng về sông Cả (sông Lam) và thấp dần về phía hạ lưu sông Lam.
Tương Dương chịu ảnh hưởng trực tiếp của vùng khí hậu Tây Nam Nghệ An, có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa: từ tháng 4 đến tháng 10. Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Nhiệt độ trung bình biến đổi từ 230C-250C, có 6 tháng nhiệt độ vượt quá 230C; tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 7: 39-410C; tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1: 80C.
Lượng mưa bình quân đạt: 1.450 mm, song lại phân bố không đều theo không gian và thời gian (khu vực thượng nguồn sông Cả, từ Cửa Rào trở lên, mùa mưa bắt đầu và kết thúc trong 3 tháng là: tháng 8, 9, 10; lượng mưa bình quân năm chỉ đạt 1.350 mm. Khu vực hạ lưu sông Cả từ Cửa Rào trở xuống, mùa mưa bắt đầu từ tháng 7, kết thúc vào tháng 9, lượng mưa bình quân nhiều năm lớn trên 2.000 mm).
Chịu ảnh hưởng một phần gió Tây Nam (gió Lào) xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 8, gây khô, nóng ở một số vùng trong huyện (khu vực Cửa Rào, xã Xá Lượng được đánh giá là khu vực nóng nhất Đông Dương).
Theo báo cáo trình kỳ họp 6 tháng năm 2023 của UBND huyện Tương Dương, tình hình KT-XH 6 tháng đầu năm đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trên một số lĩnh vực, đó là: kinh tế tiếp tục được duy trì phát triển; văn hóa-xã hội có nhiều chuyển biến tích cực; Quốc phòng, an ninh được được giữ vững, TTATXH được đảm bảo.
Theo đó, tổng giá trị sản xuất 6 tháng đầu năm (giá so sánh 2010) đạt 2.286.516 triệu đồng, đạt 36,2% NQ HĐND, tốc độ tăng giá trị sản xuất tăng 3,5% so với cùng kỳ; cả 3 lĩnh vực kinh tế đều tăng (nông - lâm - thủy sản tăng 4%; công nghiệp - xây dựng tăng 2,8%; thương mại - dịch vụ tăng 5,5%).
Xây dựng nông thôn mới được quan tâm chỉ đạo thực hiện; vệ sinh môi trường được tiến hành thường xuyên; đẩy mạnh phong trào làm đường giao thông nông thôn bằng nguồn xi măng tỉnh cấp, đã cấp được 1.255 tấn; làm được trên 9km; số cát sỏi nhân dân đóng góp 4.968 m3; ngày công huy động là 7.000 công; nhân dân đóng góp trên 5 tỷ đồng. Tổ chức ra quân làm đường giao thông nông thôn và các tuyến đường vào khu sản xuất các xã vùng sâu đặc biệt khó khăn năm 2023: Tổng số tuyến 43 với chiều dài: 74.177m, huy động 4.969 nhân công, với 14.459 ngày công đóng góp, khối lượng phát quang 64.001m2, khối lượng đào đắp 30.880m3 đất đá.
Tổng thu ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm ước đạt 631.501,1 triệu đồng, đạt 93,2% dự toán tỉnh giao, đạt 92,2% dự toán pháp lệnh, tăng 46,9% so với cùng kỳ.
Trong đó, thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 22.800,8 triệu đồng, đạt 98,3% dự toán tỉnh giao, đạt 75,2% dự toán pháp lệnh, bằng 94,3% so với cùng kỳ.