Ông quyết tâm chứng minh ngược lại.
Thế là ông âm thầm hướng tôi học buôn bán. Phi thương bất phú, ông vẫn vừa rung đùi vừa nói với tôi như vậy mỗi khi có dịp nào đó hứng chí kể về thời ông và mẹ tôi đi buôn hàng tấm hồi trẻ, nhờ thế mà ông mới có thể ngẩng đầu với thiên hạ.
- Chú (bố tôi vẫn gọi con trai ông như vậy những lúc vui vẻ, còn khi cáu giận thì từ "chú" biến nhanh thành "thằng nửa đời nửa đoạn") phải biết buôn bán, đời mới khá được. Bằng tuổi chú (lúc đó tôi quãng 13 tuổi), tôi đã nay Đồng Xuân, mai Bắc Qua, nhẵn cả vỉa hè Hà Nội.
Bố tôi vẫn thường thích nói quá lên những việc ông làm, nhưng khi bố nói về việc buôn bán thì tôi lại rất tin. Thế là tôi bắt đầu âm thầm học đi buôn. Đúng vào dịp vãn mùa, dù là thời bao cấp ngăn sông cấm chợ, nhưng do nhà nào cũng có thứ để bán, vì thế có đồng ra đồng vào, nên chuyện sắm sửa cũng đủ để nhộn nhịp. Nhà hàng xóm của tôi có con vịt đực bị thải loại, do một chân nó bị tật, bắn tiếng bán rẻ. Bố bảo tôi dốc lợn tiết kiệm để lấy vốn. Mặc cả mãi, cuối cùng bố chấp nhận mua. Tôi trực tiếp ôm vịt về, chưa biết sẽ làm gì. Thì bố bảo: "Chờ phiên chợ tới đúng vào chủ nhật chú được nghỉ học, đem vào chợ mà bán, lấy tiền lãi. Đấy chính là đi buôn".
Bạn đọc có thể nghe thêm các sản phẩm hấp dẫn khác của "Radio Nông dân" trên hệ thống các ứng dụng:
- Apple Podcasts: Radio Nông dân
- Spotify: Radio Nông dân
- Kênh Youtube: Dân Việt Official
- Fanpage: Radio Nông dân
- Tiktok: Radio Nông dân
Mọi thông tin góp ý, cộng tác bài vở xin gửi về địa chỉ e-mail: radionongdan@gmail.com