Với đặc điểm sinh trưởng nhanh và tự nhiên trên sông nước cùng điều kiện môi trường thuận lợi là khu vực có con sông Cái Lớn chảy qua làm cho lục bình ngày càng “đậu” nhiều nơi ven sông ấp Vàm.
Người dân ấp Vàm, xã Ninh Quới, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu vớt lục bình trên sông Cái Lớn để làm nguyên liệu đan lát. Ảnh: Mỹ Tiên.
Điều này không chỉ đảm bảo đầy đủ nguồn nguyên liệu địa phương trong sản xuất, mà còn tạo thêm việc làm, phân nghề phù hợp với hoàn cảnh gia đình, tay nghề, cũng như sức khỏe của chị em. Có thể gọi Bà Phan Thị Hà là một lão nghề trong làng đan lục bình.
Bà Hà kể bà có 20 năm làm nghề đan lục bình. Nhưng cái quí và cảm mến bà nhất trong câu chuyện kể đó là: “Tui tối dạ lắm cháu ơi! Nên không đan được, tui với ông nhà đi chặt về rồi phơi bán lại không hà cháu”.
Vậy mà bà có đến 20 năm theo đuổi nghề đan lục bình. Điều này làm chúng tôi thắc mắc. Càng hiếu kỳ hơn khi bà Hà cho biết thu nhập từ nghề cắt lục bình của bà chỉ có vỏn vẹn 2 triệu đồng 1 tháng mà thôi.
Nhưng bà Hà nói tiếp “Vậy chớ có việc gì làm đâu cháu ơi, với giờ già rồi lại bệnh đau hoài có việc làm được vậy là đỡ lắm”.
Thì ra đây chính là điểm níu chân người làm nghề đan lục bình ở ấp Vàm dù qua ngần ấy năm nghề đan đát cũng gặp không biết bao nhiêu sóng gió.
Sau khi thu hoạch lục bình được cắt tỉa lá để lấy thân. (Đồ Hiếu Liêm-Bạc Liêu)
Người dân Ninh Quới thoát thoắt đan lục bình sau khi phơi khô thành những chiếc giỏ. (Đồ Hiếu Liêm –Bạc Liêu).
Bà Nguyễn Thị Mẳn, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ, Tổ trưởng tổ Liên kết đan lục bình số 1 ấp Vàm, xã Ninh Quới, huyện Hồng Dân (tỉnh Bạc Liêu) cho biết “Nghề này đâu phải ai cũng làm được đâu, có một số người làm thời gian rồi bỏ. Rồi giá thấp, bấp bênh nên thợ đi cũng gần hết. Thấy vậy tui mới đi tìm đầu ra, lên Đồng Tháp, Long An tìm được 2 công ty, thay phiên nhau lấy hàng cho chị em. Bây giờ mấy chị cũng phấn khởi lắm vì đầu ra ổn định, lúc nào cũng có hàng để làm, trung bình mỗi chị có thể kiếm từ 50 đến 80 ngàn đồng một ngày có thể hơn tùy vào tay nghề. Ở ấp Vàm giờ có cả trăm hộ làm nghề đan lục bình mà mỗi hộ nhiều khi có đến 3,4 người đan”.
Hơn 100 hộ đan lục bình trên tổng số 296 hộ của ấp, tức là gần 1 nửa. Con số này quá tuyệt vời, vì đã biểu hiện được 1 phần nào số người có nghề nghiệp, việc làm.
Bà Võ Thị Trước, tổ viên tổ Liên kết đan lục bình số 1 chia sẻ “Tui mới làm có 10 ngày thôi làm cũng chưa được khéo nhưng cũng nhận được hơn 200.000đ. Hồi trước đi bán vé số, nắng, xa nhà giờ mấy chị phụ nữ kêu về, làm được vầy mừng lắm”.
Với câu chuyện của bà Võ Thị Sương thì càng vui hơn, “Cô làm được 3 năm nay rồi, từ hồi chồng cô mất cô đâu có việc gì làm. Nhà có 2 bà cháu. Thấy bên phụ nữ đan lục bình rồi vô làm, giờ đỡ lắm. Tháng cũng được 3 triệu mà đâu có cần thời gian gì đâu.
Rảnh thì làm, đám tiệc thì đi. Nếu tháng đó không đủ tiền chi tiêu thì mình ứng trong tổ trước rồi làm trả lại. Giờ là quyết định theo nghề này luôn rồi.” Bà Sương vừa chia sẻ vừa cười với vẻ rất hài lòng, thoải mái.
Hội LHPN phối hợp với UBND xã Ninh Quới A, tổ chức lể ra mắt Tổ liên kết “Đan lục bình” cho lao động nữ ở ấp Ninh Lợi,
Từ những lời chia sẻ của bà Sương và bà Trước cho thấy nghề đan lục bình hiện mang lại rất nhiều niềm vui và sự phấn khởi đối với hội viên phụ nữ nói riêng và người dân theo nghề đan lục bình của ấp Vàm nói chung.
Chính vì vậy ngoài việc cố gắng học hỏi nâng cao tay nghề, chị em còn muốn tăng năng suất và làm sao để vẫn luôn duy trì công việc.
Điều này không chỉ tạo điều kiện cho nghề đan lục bình được phát triển nhanh hơn mà còn bền vững hơn nhưng đặc biệt là những người đi làm nơi xa, sau Covid thì họ muốn ở lại quê để kiếm sống”.biệt là phụ nữ. Hiện ấp Vàm có 2 tổ liên kết đan lục bình của chị em hội viên phụ nữ với hơn 100 chị tham gia.