Theo ghi nhận, giá cà phê trên thị trường thế giới tăng. Theo đó, giá cà phê trực tuyến Robusta tại London giao tháng 11/2023 được ghi nhận tại mức 2.388 USD/tấn sau khi tăng 1,19% (tương đương 28 USD).
Giá cà phê Arabica giao tháng 12/2023 tại New York ở mức 154,9 US cent/pound sau khi tăng 3,75% (tương đương 5,6 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 13h48 (giờ Việt Nam).
Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên hôm nay tăng 200 - 300 đồng/kg. Cụ thể, các địa phương đang thu mua cà phê với giá trong khoảng 63.200 - 63.700 đồng/kg. Trong đó, tỉnh Lâm Đồng có giá thấp nhất là 63.200 đồng/kg, tăng 300 đồng/kg. Tiếp đến là tỉnh Gia Lai với 63.500 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg. Cùng thời điểm khảo sát, tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông ghi nhận mức giao dịch là 63.700 đồng/kg - cao nhất trong các địa phương được khảo sát, tăng 300 đồng/kg.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của của nước ta trong tháng 9 đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều tháng trở lại đây với khối lượng đạt 50.967 tấn, trị giá 168,7 triệu USD, giảm 48,2% về lượng và giảm 28,2% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính chung trong quý III, xuất khẩu mặt hàng này chỉ đạt 246.051 tấn với trị giá 738,9 triệu USD, giảm 24,9% về lượng và 4,1% về trị giá so với cùng kỳ, do nguồn cung không còn nhiều.
Như vậy, kết thúc niên vụ 2022-2023 (từ tháng 10/2022 đến tháng 9/2023), xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1,66 triệu tấn (khoảng hơn 27,7 triệu bao), giảm 4,5% so với niên vụ 2021-2022. Tuy nhiên, kim ngạch thu về vẫn tăng 3,4% lên mức kỷ lục 4,08 tỷ USD nhờ giá tăng cao.
Trong niên vụ 2022-2023, giá xuất khẩu trung bình cà phê của nước ta đạt 2.451 USD/tấn, tăng 8,2% so với niên vụ trước. Tính riêng tháng 9, giá xuất khẩu cà phê tăng tháng thứ 7 liên tiếp lên mức kỷ lục mới là 3.310 USD/tấn, tăng 8,4% so với tháng trước và tăng 36 % (tương ứng 878 USD/tấn) so với cùng kỳ năm 2022.
Mặc dù giá đang có xu hướng giảm nhưng triển vọng thị trường cà phê trong niên vụ 2023-2024 vẫn tương đối sáng.
Việt Nam, nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới được cho là sẽ tiếp tục hưởng lợi từ xu hướng chuyển dịch nhu cầu từ cà phê Arabica có giá thành cao sang Robusta có giá rẻ hơn.
Nguyên nhân phát sinh bệnh thối rễ cây cà phê này là do nấm Fusarium spp gây nên, chúng có khả năng lây lan nhanh và mạnh trên diện rộng làm cả vườn cà phê bị ảnh hưởng.
Bệnh xuất hiện trên cây cà phê vào giai đoạn 1 – 2 năm tuổi, thường xuất hiện vào mùa mưa lúc này độ ẩm của đất cao, nấm phát triển và lây lan rất nhanh.
Nấm tồn tại trong đất và khi có điều kiện thuận lợi như rễ bị những vết thương do làm cỏ hay xới đất, vét bồn thì chúng xâm nhập vào.
Biểu hiệu đầu tiên của bệnh là cây cà phê bị long gốc sau đó sinh trưởng chậm lại, phần cổ rễ bị thối đen đi và teo nhỏ lại hơn so với phần thân.
Phần gỗ bên trên bị khô, khi gỗ chuyển sang màu thâm đen thì lá cũng có dấu hiệu vàng héo rụng đi.
Bệnh ở những giai đoạn đầu rất khó phát hiện và biện pháp phòng trừ kịp thời cho nên giai đoạn chăm sóc cần chú ý đến những kỹ thuật canh tác đúng cách.
Chọn đất trồng có tầng canh tác dày, có khả năng thoát nước tốt và mạch nước ngầm sâu để trồng cà phê.
Nên chọn những cây con có đủ tiêu chuẩn xuất vườn, cây không có bệnh và có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt.
Nên trồng cây chắn gió tạm thời cho vườn cà phê vào giai đoạn 1 – 3 năm tuổi cứ tầm 2 – 3 hàng cà phê nên trồng một hàng cây chắn gió. Nên kết hợp những trụ cây chắn gió này thành trụ tiêu để năng cao hiệu quả kinh tế hơn cho bà con trong cùng một diện tích đất canh tác.
Không tạo những vết thương lên phần gốc cà phê khi làm cỏ hay đánh chồi để nấm không thể lây lan khắp nơi.
Những cây bị bệnh cần loại bỏ ra khỏi vườn cây tiêu hủy sạch sẽ rồi sử lý hố bằng vôi mỗi hố 1kg để trừ nấm bệnh tận gốc. Phơi hố 15 ngày sau mới được trồng lại.
Trường hợp cây bị bệnh nhưng ở cấp độ nhẹ tưới 2 lít dung dịch Viben C 50 BTN (0.5%), Bendazol 50WP (0,5%) 2- 3 lần mỗi lần cách nhau 2 tuần.
Thối cổ rễ trên cây cà phê là bệnh gây hại nguy hiểm cho cây cà phê giai đoạn 1 – 3 năm tuổi.
Bệnh có khả năng điều trị nếu được phát hiện kịp thời nên quá trình trồng bà con hãy chú ý đến những biểu hiện của cây, nếu có xuất hiện nấm bệnh thì phun thuốc phòng trừ ngay lập tức.