Theo đó, 1 trong 4 nhiệm vụ của Chương trình nhằm thực hiện các mục tiêu có nhiệm vụ phát huy vai trò của nghệ nhân, thợ giỏi.
Cụ thể, sẽ duy trì và phát triển đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi, tạo nòng cốt thúc đẩy công tác đào tạo, truyền nghề, thực hành nghề thủ công truyền thống, lan tỏa các giá trị của di sản văn hóa nghề truyền thống trong cộng đồng, đặc biệt đối với thế hệ trẻ; bảo tồn, phát triển kỹ năng nghề truyền thống, sáng tạo thêm nhiều sản phẩm, tác phẩm mới có giá trị.
Ngoài ra, sưu tầm, lưu giữ và tổ chức trưng bày các tác phẩm tiêu biểu, đặc sắc của các nghệ nhân, thợ giỏi, nghệ nhân tiêu biểu các cấp; tổ chức phong tặng, tôn vinh các danh hiệu thợ giỏi, nghệ nhân, nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân nhân dân, bảng vàng gia tộc nghề truyền thống Việt Nam và các sản phẩm làng nghề tiêu biểu.
Tại TP.HCM, vấn đề phong tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi làng nghề cũng đang được tập trung giải quyết. Theo đó, Chi cục PTNT TP đã có văn bản gởi Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn về việc sớm ban hành quy định, hướng dẫn phong tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi cấp TP nghề truyền thống, làng nghề làm cơ sở để đề xuất phong tăng danh hiệu nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân nhân dân.
Đồng thời, có cơ chế, chính sách hỗ trợ đãi ngộ cụ thể đối với nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống khi được công nhận theo quy định của Nghị định số 52/2018/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ để làm động lực cho các địa phương lập hồ sơ xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống. `
Hiện, để bảo tồn và phát triển làng nghề, ngành nghề trên địa bàn, trong giai đoạn 2021 – 2025, TP.HCM sẽ tập trung cho 5 làng nghề, gồm: Làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông, Làng nghề đan đát Thái Mỹ, Làng nghề se nhanh Lê Minh Xuân, Làng nghề mai vàng Bình Lợi, Làng nghề muối Lý Nhơn.