TP.HCM xây dựng sản phẩm tiêu biểu của làng nghề thành sản phẩm OCOP

Trần Đáng Chủ nhật, ngày 15/10/2023 08:37 AM (GMT+7)
UBND TP.HCM đã triển khai kế hoạch hỗ trợ những sản phẩm tiêu biểu của các làng nghề tham gia chương trình mỗi xã sản phẩm (OCOP) trên địa bàn TP.
Bình luận 0
TP.HCM xây dựng sản phẩm tiêu biểu của làng nghề thành sản phẩm OCOP - Ảnh 1.

Một gian hàng sản phẩm OCOP ở TP.HCM. Ảnh: T.Đ

Thực hiện QĐ 801/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề, giai đoạn 2021 - 2030, và Kế hoạch 1784 của UBND TP.HCM về hỗ trợ phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn TP, giai đoạn 2022 – 2025, TP đã giao Sở NNPTNT TP hỗ trợ những sản phẩm tiêu biểu của các làng nghề tham gia chương trình OCOP trên địa bàn TP.

Trước đó, năm 2019, UBND TP đã ban hành Đề án Chương trình OCOP trên địa bàn vùng nông thôn TP đến năm 2020 với định hướng tập trung phát triển 6 sản phẩm nông nghiệp chủ lực, gồm: Rau, hoa cây cảnh, bò sữa, heo, tôm nước lợ, cá cảnh; 6 sản phẩm thuộc 6 làng nghề truyền thống, gồm: Làng nghề đan lát Thái Mỹ, Làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông, Làng nghề mành trúc Tân Thông Hội, Làng nghề đan giỏ trạc Xuân Thới Sơn, Làng nghề se nhang Lê Minh Xuân, Làng nghề muối Lý Nhơn).

Đồng thời, 4 sản phẩm ngành nghề nông thôn đặc trưng của huyện ngoại thành, gồm: Khô cá dứa một nắng Cần Giờ, khô cá đù một nắng Cần Giờ, khô cá sặc một nắng Củ Chi, tổ yến Cần Giờ và 1 sản phẩm nông nghiệp mang đậm nét vùng miền là xoài Long Hòa – Cần Giờ.

Thực hiện triển khai cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm chương trình OCOP, Sở NNPTNT TP đã phối hợp với nhiều cơ quan, đơn vị trên địa bàn TP hỗ trợ chuyển giao kết quả ứng dụng khoa học và công nghệ nâng cao giá trị sản phẩm OCOP.

Bình quân, mỗi năm có khoảng 150 mô hình được hỗ trợ xây dựng và chuyển giao, như: Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, trồng rau thủy canh, trồng hoa lan theo hướng công nghệ cao…

Bên cạnh đó, Sở NNPTNT TP còn hỗ trợ các hợp tác xã, tổ hợp sản xuất kinh doanh sản phẩm OCOP xây dựng website – logo, xây dựng thương hiệu, thiết kế bao bì - ấn phẩm quảng bá sản phẩm...

Ngoài ra, với vai trò thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong ứng dụng khoa học và công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ TP sẽ tiếp tục phối hợp cùng Sở NNPTNT TP hỗ trợ các chủ thể tham gia Đề án Chương trình OCOP ứng dụng các giải pháp công nghệ trong phát triển sản xuất sản phẩm OCOP nhằm đổi mới, hoàn thiện công nghệ sản xuất, chế biến theo quy mô phù hợp, tăng cường nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm OCOP.

TP.HCM xây dựng sản phẩm tiêu biểu của làng nghề thành sản phẩm OCOP - Ảnh 3.

Sản phẩm OCOP xoài Long Hòa, Cần Giờ, TP.HCM. Ảnh: T.Đ

Thêm vào đó, Sở Khoa học và Công nghệ TP tập huấn, hướng dẫn các chủ thể và địa phương tham gia Đề án Chương trình OCOP tạo lập, quản lý và khai thác tài sản trí tuệ (nhãn hiệu, giống cây trồng mới…), đăng ký bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến các sản phẩm OCOP.

Vừa qua, TP công bố thêm 39 sản phẩm OCOP năm 2022, nâng tổng số sản phẩm OCOP của TP lên 67 sản phẩm OCOP. Trong đợt công bố này, huyện Cần Giờ có 6 sản phẩm OCOP đạt 3 sao; Huyện Bình Chánh có 8 sản phẩm OCOP 3 - 4 sao. Huyện Hóc Môn có 17 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 3-4 sao. Huyện Củ Chi có 8 sản phẩm OCOP.

Nhiều sản phẩm được công nhận OCOP đợt này đã xuất khẩu sang nhiều thị trường, như Hoa Kỳ, châu Âu, Australia…

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem