Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London kéo dài chuỗi tăng phiên thứ 8. Kỳ hạn giao tháng 1 tăng thêm 68 USD, lên 2.526 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 3 tăng thêm 47 USD, lên 2.526 USD/tấn, các mức tăng khá mạnh. Khối lượng giao dịch rất cao trên mức trung bình.
Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cùng xu hướng tăng liên tiếp. Kỳ hạn giao tháng 12 tăng thêm 0,60 cent, lên 165,85 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2024 tăng thêm 0,55 cent, lên 164,95 cent/lb, các mức tăng đáng kể. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.
Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên hôm nay cũng tiếp đà tăng tăng vọt tới 1.000 đồng/kg, lên dao động trong khung 60.400 - 61.300 đồng/kg. Tỉnh Lâm Đồng có giá thấp nhất là 60.400 đồng/kg. Tiếp đến là tỉnh Gia Lai với 61.000 đồng/kg. Cùng thời điểm khảo sát, tỉnh Đắk Nông giao dịch ở mức 61.100 đồng/kg. Tỉnh Đắk Lắk ghi nhận mức giao dịch là 61.300 đồng/kg - cao nhất trong các địa phương được khảo sát.
Giá cà phê kỳ hạn kéo dài chuỗi tăng từ hai tuần trước lên mức cao mới, với cà phê Arabica đạt mức cao nhất hai tháng rưỡi và Robusta đạt mức cao nhất trong 5 tuần. Góp phần củng cố đà tăng là sự hồi phục của Đồng Reais – Brazil lên mức cao 3 tuần so với USD. Đồng Reais mạnh hơn đã không khuyến khích người Brazil bán cà phê xuất khẩu.
Sự hồi phục giá cả so với tháng trước đã giúp các bên tham gia đàm phán nhiều hơn nhưng tốc độ bán hàng vẫn chậm hơn so với các năm trước.
Giá cà phê Robusta vẫn tăng mạnh ngay cả khi nhà sản xuất hàng đầu đã khởi đầu vụ thu hoạch mới. Tuy nhiên, mưa bão hiện đang gây lo ngại sẽ làm giảm chất lượng hạt phơi sấy và nguồn cung vụ mới sẽ chậm được đưa ra thị trường, trong khi cà phê Đông Nam Á hiện đang có mức giá chênh lệch cao ngất ngưởng.
Báo cáo tồn kho ICE – London ngày 23/10 đã giảm thêm 100 tấn so với ngày cuối tuần, xuống ở mức 35.760 tấn (khoảng 596.000 bao, bao 60 kg), mức thấp nhất 2 tháng qua.
Bệnh gây hại cho cây con trong vườn ươm và cây 1, 2 tuổi. Ở cây con trong vườn ươm phần thân tiếp giáp với mặt đất (cổ rễ) bị thối đen và teo lại. Nếu bệnh xuất hiện trong thời kỳ kiến thiết thì cây vàng lá, sinh trưởng chậm, một phần cổ rễ bị khuyết dần.
Bệnh thường xuất hiện ở các vườn ươm có độ ẩm cao, ít thoáng, đất trong bầu dí chặt. Trên đồng ruộng bệnh thường xuất hiện trong mùa mưa, ở những nơi ẩm, đất ít được xới xáo. Bệnh phát triển từ từ và lây lan qua việc làm cỏ, cuốc xới. Nguồn bệnh có thể lây lan từ cây con đã bị bệnh trong vườn ươm.
Đối với cây con trong vườn ươm không được tưới quá ẩm, không được che quá dầy, xới xáo, bóp bầu tạo độ thông thoáng trong bầu, nhổ bỏ các các cây bị bệnh. Có thể sử dụng thuốc Jinggangmeisu 5SL, 5WP, 10WP ở nồng độ 0,3% phun từ 2 - 3 lần cách nhau 15 ngày.
Trên đồng ruộng: Khi trồng phải chọn các cây con khoẻ mạnh, tránh để xảy ra các vết thương ở phần gốc cây khi làm cỏ, cần nhổ và đốt các cây bị bệnh nặng. Đối với các cây bị bệnh nhẹ có thể dùng thuốc Jinggangmeisu 5SL, 5WP, 10WP ở nồng độ 0,3% phun từ 2 - 3 lần cách nhau 15 ngày.