Trong "Tây Du Ký", Ngô Thừa Ân đã vận dụng trí tưởng tượng không kiềm chế của mình để khắc họa sống động những hình ảnh tiên nhân, Phật và quái vật. Ngoài ra "Tây Du Ký" còn mang tính chất hài hước, châm biếm, phê phán xã hội lúc bấy giờ.
"Tây Du Ký" tưởng chừng dễ hiểu nhưng thực chất lại lại chứa nhiều điều bí ẩn. Chẳng hạn, người thầy đầu tiên của Tôn Ngộ Không là Bồ Đề Tổ Sư ở Linh Đài Phương Thốn sơn, câu hỏi danh tính thực sự của ông ta là ai luôn được độc giả tranh luận. Kỳ thật Bồ Đề Tổ Sư là ai khi ngài ban cho Tôn Ngộ Không cái tên này, tại sao Như Lai cũng không dám thay đổi?
Tôn Ngộ Không vốn là một con khỉ đá được sinh ra từ hòn đá hấp thụ linh khí của đất trời. Khi mới sinh ra hắn đã rất linh tính, có thể một lúc tìm được Thủy Liêm Động đằng sau dòng thác nước. Khi Tôn Ngộ Không hơn 300 tuổi, hắn tự mình học võ thuật mà không cần thầy dạy, sau đó lái thuyền vượt biển đến Linh Đài Phương Thốn để tìm thầy học phép thuật.
Sự chân thành của Tôn Ngộ Không cuối cùng cũng khiến Bồ Đề Tổ Sư cảm động. Tôn Ngộ Không vừa tới cửa Tà Nguyệt Tam Tinh, Bồ Đề Tổ đã phái một vị đạo sĩ đi mở cửa chờ sẵn. Ngoài ra, Tôn Ngộ Không còn nhiều lần "phá vỡ" ẩn ý của Bồ Đề Tổ Sư, cuối cùng ngài đã dạy cho hắn pháp thuật trường sinh, 72 phép biến hóa cùng thuật cân đẩu vân.
Tất nhiên, còn một điều nữa khiến Tôn Ngộ Không vui mừng, đó chính là Bồ Đề Tổ Sư đã đặt cho Tôn Ngộ Không một cái tên. Tôn có nghĩa là "khỉ" và "Ngộ Không" có nghĩa là "Giác ngộ được Tính không". Bồ Đề Tổ Sư xếp Tôn Ngộ Không vào loại "Ngộ" thuộc hệ phái tu đạo của mình, đồng thời hy vọng Tôn Ngộ Không có thể phá bỏ sự bướng bỉnh. Chữ "Không" có nghĩa là xả bỏ tất cả tâm chấp niệm trước dục vọng. Vốn sinh ra từ một hòn đá, Ngộ Không không có thân thể người thường và được hiện thân thành một con khỉ. Tuy không có bất kỳ kinh nghiệm nào của con người và không có nhiều quan niệm của người thường, nhưng Ngộ Không lại học hỏi nhanh chóng và tinh thông. Vì vậy, tên "Tôn Ngộ Không" ra đời.
Tôn Ngộ Không sau đó đã phạm tội tày trời khi gây ra sự náo loạn ở thủy cung, địa cung và thiên cung và sau đó bị Như Lai trấn áp giam dưới Ngũ Hành Sơn. Nhưng sau khi kiếp nạn qua đi, Tôn Ngộ Không đã hối cải quy đạo Phật và trở thành thành viên của đội thỉnh kinh Phật. Tuy nhiên, tại sao Như Lai sau khi giao cho Bồ Tát Quán Thế Âm đạo hóa cho Tôn Ngộ Không theo Phật nhưng lại không dám đổi tên hắn?
Chúng ta biết rằng hành giả sẽ lấy pháp hiệu sau khi quy y. Lấy ví dụ như Trư Bát Giới, người vốn là Thiên Bồng Nguyên Soái, vì chọc ghẹo Hằng Nga trong lúc say rượu nên đã bị Ngọc Hoàng giáng xuống trần gian và trở thành yêu quái. Sau khi cải đạo sang Phật giáo, Trư Bát Giới được Quán Âm phong cho danh hiệu "Ngộ Năng".
Nhìn lại Sa Tăng, hắn vốn là Quyển Liêm Đại tướng coi việc trông rèm, trông sa giá bên cạnh Ngọc Hoàng. Hắn bị Ngọc Hoàng đày xuống sông Lưu Sa, chịu lạnh đói vì vô tình làm vỡ chén lưu ly. Sau khi trở thành thành viên của đội thỉnh kinh Phật, Sa Tăng được ban pháp hiệu "Ngộ Tĩnh".
Bạn có bối rối khi nhìn thấy điều này? Trước hết, trong nguyên tác, Bát Giới và Sa Tăng gặp Quan Thế Âm Bồ Tát và được quy y trước, và được ban pháp hiệu là "Ngộ". Khi đến gặp Tôn Ngộ Không ở núi Ngũ Hành, Quan Âm nhận ra Tôn Ngộ Không liền nói: "Họ Tôn có biết ta chăng?". Sau khi dặn dò, Tôn Ngộ Không đồng ý hướng Phật và phò tá Đường Tăng khi người đi lấy kinh qua đây. Bồ Tát nói rằng: "Ngươi dốc lòng tu niệm, ta đặt tên thánh cho". Ðại Thánh nói: "Tôi tên là Ngộ Không khỏi mất công đặt nữa". Quan Âm nghe nói mừng rằng: "Khi trước ta có độ hai người tu, cũng lót chữ Ngộ. Nay ngươi cũng lót chữ Ngộ nữa, trùng phái với nhau, tốt lắm, tốt lắm".
Khi Tôn Ngộ Không xưng Tề Thiên Đại Thánh, hắn lén ăn trộm đào tiên và linh đơn, gây náo loạn thiên cung gây chấn động Tam giới. Vì vậy cái danh Tề Thiên Đại Thánh nổi danh trong Tam giới, Quán Âm làm sao có thể không biết tên của hắn. Trùng hợp thay, Như Lai, với tư cách là người chịu trách nhiệm chính trong việc truyền giáo lý của Phật, ngài biết được trước tương lai, an bài cho các thành viên việc thỉnh kinh và chắc chắn cũng biết rõ Tôn Ngộ Không nhưng lại đồng ý không đổi tên cho hắn.
Có một cách giải thích rất thú vị, sở dĩ ngay cả Như Lai cũng không dám đổi tên Tôn Ngộ Không là vì có quan hệ mật thiết với Bồ Đề Tổ Sư. Vậy thân thế thật sự của Bồ Đề Tổ Sư là ai?
Về thân thế thật sự của Bồ Đề Tổ Sư, có người cho rằng đó là Thái Thượng Lão Quân của Tam Thanh, có người cho rằng đó là Phật Như Lai ở Linh Sơn hóa thân. Tuy nhiên, trong nguyên tác, tác giả Ngô Thừa Ân đã hé lộ chi tiết về thân phận thật sự của Bồ Đề Tổ Sư chính là Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát.
Trong nguyên tác, Ngô Thừa Ân đã viết: "Sau khi Bồ Đề Tổ Sư dùng thước gõ đầu Tôn Ngộ Không ba cái, liền quay lưng giơ tay đi thẳng vào trong, đóng cửa giữa lại, bỏ mọi người ở ngoài. Ðêm hôm ấy, Ngộ Không nằm giả ngủ, chờ mọi người ngon giấc, lén dậy, ngồi nhìn ra cửa sổ. Bấy giờ mây cuộn sao mờ, trăng tà sương đổ, chốc chốc có tiếng gió thổi rì rào, như báo hiệu một đêm đầy hy vọng. Tôn Ngộ Không đợi khi đến canh ba lặng lẽ tới cửa phòng gặp riêng Bồ Đề Tổ Sư để học phép".
Ngô Thừa Ân đã miêu tả cho thấy khi đó ban đêm nhưng khung cảnh bầu trời ở phía Đông phát quang, và ánh sáng vàng ở con đường phía Tây rực rỡ. Sự xuất hiện của "ánh sáng vàng trên con đường phía Tây" là rất rõ ràng, chi tiết "con đường phía Tây" tượng trưng cho con đường sang phương Tây để học kinh Phật, và "ánh sáng vàng" tượng trưng cho việc Tôn Ngộ Không thành Phật, điều này chứng tỏ rằng Bồ Đề Tổ Sư có liên quan đến Phật giáo.
Thứ hai, Bồ Đề Tổ Sư từng nói rằng khi giảng đạo trong giáo phái của ông có mười hai chữ đó là: Quảng, Đại, Trí, Huệ, Chân, Như, Tính, Hải, Dĩnh, Ngộ, Viên, và Giác. Độc giả tinh mắt sẽ thấy đệ tử đời thứ sáu của Bồ Đề Tổ Sư chính là thế hệ có chữ "Như", còn thế hệ của Tôn Ngộ Không với chữ "Ngộ" là thế hệ thứ mười. Hay nói cách khác, Như Lai là thế hệ thứ sáu, còn Tôn Ngộ Không là đệ tử thế hệ thứ mười của Bồ Đề Tổ Sư.
Bằng cách này, dường như giải thích tại sao Như Lai đã nói một điều hấp dẫn khi thu phục Tôn Ngộ Không: "Sao ngươi không sợ chết, phải lo việc tu hành, nếu còn làm thói dọc ngang, gặp kẻ đạo cao thì uổng mạng?"
Trong Phật giáo, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát không chỉ là ngũ trưởng lão năm phương trên trời mà thực ra là một cổ Phật. Trong đời quá khứ, ngài đã thành Phật và còn là thất Phật chi Sư, tức là thầy của bảy vị Phật, trong số đó có Thích Ca Mâu Ni Phật (hay còn gọi là Phật Như Lai). Bảy vị Phật ấy là ba vị cuối cùng trong kiếp quá khứ trang nghiêm kiếp, và bốn vị Phật trong hiền kiếp hiện tại.
Đúng như danh xưng "thất Phật chi Sư", người chính là sư phụ của Phật Như Lai, như vậy rất trùng hợp với thân phận của Bồ Đề Tổ Sư khi giảng kinh.
Điều đáng nói là khi Như Lai trấn áp Tôn Ngộ Không, Ngũ Hành Sơn của ngài cũng không thể giữ được Tôn Ngộ Không hoàn toàn. Khi đó, vì Tôn Ngộ Không không kịp phòng bị nên bị núi Ngũ hành đè bất ngờ. Tuy nhiên, Tôn Ngộ Không cũng lay chuyển được Ngũ Hành Sơn và định thoát ra khỏi dưới núi. Nhưng Như Lai đã dùng thần chú sáu chữ để nhốt trấn áp Tôn Ngộ Không hoàn toàn trong 500 năm. Có thể bạn chưa biết rằng bùa chú sáu chữ không phải là tài sản riêng của Như Lai mà là bùa do chính Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát tạo ra. Xét về điểm này thì phép thuật của Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát vẫn ưu việt hơn của Như Lai.
Tất nhiên, coi Bồ Đề Tổ Sư là Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát chỉ là một trong những giả thiết. Có rất nhiều cách giải thích thân thế thực sự của Bồ Đề Tổ Sư, và cách giải thích nào cũng có lý, chính điều này khiến "Tây Du Ký" vô cùng đáng nhớ và là tác phẩm kinh điển.