Nếu cái bắt tay nồng nhiệt với Tổng thống Nga Vladimir Putin là chưa đủ gây bức xúc thì Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã tham dự hội nghị thượng đỉnh EU hôm 26/10 và nói rằng ông đã đúng khi gặp đối thủ lớn nhất của EU và hầu hết các nhà lãnh đạo khác đã sai.
Khi các nhà lãnh đạo EU tổ chức hội nghị thượng đỉnh mùa thu truyền thống tại Brussels hôm 26/10, Tổng thống Volodymyr Zelenskyy đã tham gia và phát biểu qua video, kêu gọi khối tiếp tục hỗ trợ Ukraine và thể hiện sự đoàn kết khi đối mặt với Tổng thống Nga Putin.
Không đề cập đến ông Orban, ông Zelenskyy nói với các nhà lãnh đạo: “Và một điều nữa. Tôi cảm ơn tất cả những người đang nỗ lực hết sức để duy trì sự hợp nhất. Đoàn kết với Ukraine. Sự đoàn kết trong Liên minh châu Âu.”
Trong khi đó ông Orban từ chối cho rằng ông đã sai khi có cuộc gặp gây tranh cãi vào tuần trước tại Bắc Kinh với Tổng thống Putin.
“Chúng tôi luôn mở tất cả các đường dây liên lạc với người Nga. Nếu không, sẽ không có cơ hội cho hòa bình”, Thủ tướng Orban nói tại Brussels. “Đây là một chiến lược. Vì vậy chúng tôi tự hào về nó”.
Ông nói: “Chúng tôi là người duy nhất lên tiếng thay mặt và ủng hộ hòa bình, điều sẽ là lợi ích của mọi người ở châu Âu”. Với những phát biểu này, ông Orban một lần nữa phản đối quan điểm chính thức của EU là tẩy chay ông Putin kể từ khi bắt đầu cuộc chiến Ukraine tháng 2/2022.
Cách tiếp cận đơn phương đó biểu tượng bằng việc bắt tay với ông Putin, và người ta lo ngại ông đã làm suy yếu ý thức đoàn kết của EU.
Tổng thống Litva Gitanas Nauseda cho rằng hành động của ông Orban “gửi một thông điệp rất sai lầm tới bất cứ ai.”
“Chúng ta không có quyền làm điều đó,” Nauseda nói. “Điều rất quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn quan trọng này của cuộc chiến, là phải đoàn kết, không chia rẽ chính sách đối ngoại của chúng ta.”
Thủ tướng Estonia Kaja Kallas nói rằng, thái độ của ông Orban không chỉ làm suy yếu Brussels mà còn củng cố cho Moscow. “Thực sự thì điều này có lợi cho Điện Kremlin. Họ muốn thấy chúng ta bị chia rẽ”.
Động thái của ông Orban có thể là sự đe dọa với Ukraine. Ông Orban có thể giải quyết các vấn đề từ hỗ trợ tài chính và cung cấp vũ khí của EU, thậm chí có thể phủ quyết nguyện vọng gia nhập của Ukraine, một quyết định đòi hỏi sự nhất trí giữa các thành viên hiện tại của khối.
Tuy nhiên, cho đến nay, các nhà ngoại giao châu Âu cho biết thái độ của ông Orban hiếm khi chuyển thành sự không khoan nhượng trong các cuộc họp kín. Kể từ tháng 2.2022, 27 quốc gia đã gắn bó với nhau, ngay cả khi một số gói trừng phạt bị chậm lại do yêu cầu bổ sung từ Thủ tướng Orban.
Trong bối cảnh đó, ông Orban có một đồng minh mới tại bàn hội nghị thượng đỉnh EU, đó là tân thủ tướng Robert Fico của Slovakia - ông Fico lên làm thủ tướng sau chiến thắng bầu cử của đảng của ông vào tháng trước.
Giống như Orban, Fico đã đặt câu hỏi về hàng loạt lệnh trừng phạt kéo dài liên quan đến chiến tranh áp đặt lên Moscow. Ông đã tăng cường rủi ro trong chiến dịch bầu cử ở đất nước mình khi, trái ngược hoàn toàn với chính sách và lời hứa của EU, ông tuyên bố sẽ rút hỗ trợ quân sự của Slovakia cho Ukraine. Và ông đã không lùi bước tại EU.
Tân thủ tướng cũng tuyên bố rằng trong chuyến thăm kéo dài hai ngày tới Brussels để tham gia hội nghị thượng đỉnh EU tập trung vào cuộc xung đột Ukraine, ông sẽ bác bỏ mọi đề xuất về các lệnh trừng phạt chống Nga tiếp theo do các nước Baltic đề xuất trừ khi có một phân tích chi tiết về tác hại mà những hạn chế đó có thể gây ra cho Slovakia.
“Để nói rõ, tôi sẽ không bỏ phiếu cho bất kỳ biện pháp trừng phạt nào đối với Nga trừ khi chúng tôi có phân tích về tác động của chúng đối với Slovakia trên bàn đàm phán” - Thủ tướng Fico nói tại ủy ban quốc hội về các vấn đề Châu Âu, Ông lập luận rằng các biện pháp trừng phạt trước đó đã gây tổn hại cho đất nước của ông.
Ông nói: "Nếu các biện pháp trừng phạt có thể gây tổn hại cho chúng tôi thì tôi thấy không có lý do gì để ủng hộ chúng".
Ông giải thích rằng quan điểm của chính phủ ông là “việc chấm dứt ngay lập tức các hoạt động quân sự là giải pháp tốt nhất mà chúng ta có cho Ukraine”.
Thủ tướng Slovakia kêu gọi EU chuyển mình từ “nhà cung cấp vũ khí thành nhà kiến tạo hòa bình”, nhấn mạnh rằng Ukraine và Nga sẽ tốt hơn nếu đàm phán hòa bình trong 10 năm tới thay vì giết hại công dân của nhau mà không có kết quả.
Ông cũng chỉ ra rằng khả năng Nga rút khỏi các vùng lãnh thổ mới hợp nhất của mình, tức là bán đảo Crimea, các nước cộng hòa Donbass và các khu vực Kherson và Zaporozhye, là không thực tế - và thật ngây thơ khi mong đợi sẽ dồn ép một quốc gia hạt nhân bằng vũ khí thông thường.