Theo trang thông tin của Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec, cây rau dớn là một loại cây thân mềm thuộc họ dương xỉ có nguồn gốc từ châu Á, cây rau dớn mọc chủ yếu ở các khu rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới, có thể sống rải rác ở vùng sườn núi, bờ biển hoặc miệng núi lửa. Ở Việt Nam, cây rau dớn chủ yếu mọc ở các tỉnh miền núi như Cao Bằng, Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai...
Cây rau dớn có lá phiến kép lông chim, có 2 hoặc 3 lá đơn hình mũi mác dài khoảng 5cm, viền có răng cưa. Lá thường mọc so le với nhiều lá chẻ ở bên trong, lá chét trên không có cuống, lá chét dưới có cuống. Mặt sau lá có gân phụ, trong có một ổ túi bào tử bình tròn xếp đều trên gân lá. Là loại cây thân thảo, trên thân có vảy, dài, mọc bò trên tường hay mặt đất. Rễ cây rau dớn màu đen.
Cây rau dớn không chỉ được dùng trong bữa ăn hàng ngày mà còn được sử dụng để chữa bệnh. Cây rau dớn dùng tươi hay phơi khô đều được. Cây rau dớn thường hay bị nhầm với cây dương xỉ nên cần lưu ý khi thu hái và sử dụng.
Theo các nhà khoa học, rau dớn không chỉ là nguồn bổ sung dinh dưỡng dồi dào mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Trong cây rau dớn có chứa Protein, carbohydrate, chất chống oxy hóa và có nhiều các khoáng chất quan trọng cho cơ thể. Trong thân rễ của cây rau dớn có chứa 18 hoạt chất khác nhau như Acid Tetradecanoic, Octadecan, Hexahydro Farnesyl Acetone, acid N-hexadecanoic... Lá cây rau dớn chủ yếu chứa Flavonoid, carbohydrate, Glycoside và Steroid...
Theo y học hiện đại, cây rau dớn có tác dụng kháng khuẩn rất tốt do có chứa DE và cồn. Cây rau dớn có khả năng chống lại vi khuẩn gây bệnh ở cả người và thực vật như E.coli, Salmonella aArizonae... Ngoài ra, cây rau dớn còn có tác dụng bảo vệ gan, tẩy giun, nhuận tràng, tăng lưu thông tuần hoàn mạch máu.
Theo y học cổ truyền, cây rau dớn có tính mát, tác dụng rất tốt cho phụ nữ sau sinh; chữa ho, đặc biệt các trường hợp bị ho ra máu. Điều trị đau nhức đầu, các bệnh nhiễm trùng ngoài da, tiêu chảy, kiết lỵ, sốt, đồng thời kích thích quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn.
Mặc dù cây rau dớn là một thực phẩm lành tính có thể sử dụng trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả trong điều trị bệnh mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, khi sử dụng cây rau dớn cần lưu ý một số điều sau:
Cần làm sạch rau dớn trước khi sử dụng, đặc biệt ở những trường hợp bị viêm nhiễm trùng, việc không làm sạch dược liệu có thể làm tăng tình trạng nhiễm trùng. Chọn rau dớn nên chọn rau được trồng ở những vùng sạch, không sử dụng phân bón hay các chất hóa học như thuốc diệt cỏ, thuốc kích thích... Lưu ý loại bỏ hết sâu và côn trùng bám trên rau trước khi dùng.
Các nhà nghiên cứu nói rằng trong lá rau dớn non có một lượng nhỏ độc tố dương xỉ. Do đó, cần thận trọng khi sử dụng ngay cả khi chưa có một ghi nhận hay báo cáo cụ thể nào về trường hợp ngộ độc rau dớn.
Là một loại cây phát triển tốt ở môi trường ẩm ướt, vì thế khi trồng cây rau dớn bạn nên trồng rau dớn ở cạnh bờ ao, hồ, suối,... đồng thời thường xuyên làm vệ sinh xung quanh gốc cây thường xuyên, cũng như cắt bỏ lá già để tăng khả năng phát triển của cây.
Giống cây rau dớn được nhân giống chủ yếu qua cách tách chồi đã có sẵn trong tự nhiên. Và những cây giống đó phải được tách từ chồi cây từ cây mẹ mới có được tính đồng đều và được giâm ủ trong những vườn ươm để có được bộ rễ khỏe với 2- 3 lá con mới.
Rau dớn là một loại cây lâu năm, thu hoạch được nhiều năm, mỗi mùa vụ thu hoạch cách nhau 25 cho đến 35 ngày. Vì thế mà loại cây rau này có thể cho được sản lượng lớn.
Vì rau dớn ưa ẩm nhưng lại sợ ngập úng nên khi trồng giống cây rau dớn nên chọn những khu đất không bị ngập úng khi mùa mưa đến, đồng thời bị thiếu nước vào mùa khô. Nên chọn những đất giàu mùn cưa ở dưới những lớp tán rừng thưa, hay gần khu vực sông suối, ao hồ,...
Khi trồng giống cây rau dớn bạn nên có kỹ thuật trồng, thâm canh, chăm sóc tốt. Cùng với đó thì việc chuẩn bị hệ thống tưới tiêu, đất trồng, phải phù hợp để phù hợp cho việc chăm sóc cũng như thu hoạch. Một vài yêu cầu khi chuẩn bị bạn cần phải đáp ứng được:
Giống cây rau dớn được nhân giống chủ yếu qua cách tách chồi đã có sẵn trong tự nhiên. Và những cây giống đó phải được tách từ chồi cây từ cây mẹ mới có được tính đồng đều và được giâm ủ trong những vườn ươm để có được bộ rễ khỏe với 2- 3 lá con mới.