Thưa Giáo sư, ông nhìn nhận thế nào về xu thế chuyển đổi số trong ngành lâm nghiệp hiện nay?
- Chuyển đổi số là hướng đi tất yếu không chỉ với ngành lâm nghiệp mà với hầu hết các cấp, ngành khác. Một trong những chuyển đổi rất quan trọng, đó chính là hội tụ của quá trình đổi mới sáng tạo, thay đổi cách nghĩ, cách làm. Chuyển đổi số trong lâm nghiệp cũng giống như các lĩnh vực khác, cũng gặp những khó khăn, thách thức.
Tuy nhiên, cần nhìn nhận rõ quá trình này là tất yếu bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Thứ nhất, cơ quan quản lý áp dụng chuyển đổi số giúp cho công việc quản trị rừng tốt hơn, minh bạch hóa toàn quá trình, trong quản lý nhà nước về lâm nghiệp về bảo vệ, thương mại, chế biến lâm sản, tham gia các quy định, đạo luật mới của quốc tế...
Thứ hai, tiếp cận về phía người dùng, doanh nghiệp tương tác trải nghiệm dễ hơn, cơ quan quản lý thu hẹp được khoảng cách quản lý và tiếp cận được nhiều thông tin, mở thêm các tiện ích cho người sử dụng hiệu quả hơn.
Thứ ba, nhìn nhận khía cạnh kinh tế, chuyển đổi số giúp chúng ta cắt giảm nhiều chi phí, thời gian... Khi áp dụng tích hợp nhiều ứng dụng nên người dùng sử dụng tiện lợi, thông qua ứng dụng có thể truy xuất thông tin ngay không tốn thời gian, chi phí.
Là người có thời gian dài gắn bó với ngành lâm nghiệp trong công tác quản lý, ông nhìn nhận thế nào về khó khăn trong chuyển đổi số hiện nay của ngành?
- Ngoài khó khăn chung thì ngành lâm nghiệp cũng gặp những khó khăn riêng khi đi tiên phong trong quá trình đổi mới đó. Từ khi các ngành khác chưa sử dụng bản đồ số thì ngành lâm nghiệp với địa hình rộng lớn, chia cắt, nhiều đồi núi đã xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu ngành lâm nghiệp Việt Nam, với 52 trường dữ liệu.
Dùng công nghệ, phát hiện sớm mất rừng
TS.Lê Văn Hương - Giám đốc Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà (Lâm Đồng) chia sẻ về việc sử dụng hiệu quả công nghệ điện viễn thám để phát hiện sớm mất rừng và suy thoái rừng. Công nghệ này đang được mở rộng ra toàn tỉnh Lâm Đồng. Theo đó, Vườn cùng với các nhà khoa học của Trường Đại học Lâm nghiệp đã tạo ra các thuật toán để thu ảnh, viết ra các phần mềm để sử dụng nội bộ. Cán bộ của Vườn thông qua điện thoại có thể cập nhật 24/24 giờ tình hình, diễn biến tài nguyên rừng trong 70.000ha. Bởi, phần mềm này sẽ ghi nhận toàn bộ quá trình tuần tra trong rừng, có tác dụng đánh dấu diễn biến trong rừng đến từng gốc cây.
Vườn quốc gia Bidoup cũng sử dụng phần mềm để quản lý những động vật quý hiếm. Ở đây, mỗi con vật được đánh số, định vị lại để theo dõi quá trình sinh trưởng mỗi ngày.
Cụ thể, mỗi lô rừng có 52 trường dữ liệu với các dữ liệu được số hóa từ hình dạng, kích thước diện tích, điều kiện tự nhiên, chủ sở hữu sử dụng, chất lượng rừng…
Với diện tích rừng được Nhà nước giao ngành lâm nghiệp quản lý lên tới 16,2 triệu ha, do đó dữ liệu phải tính toán rất lớn và chúng tôi đã hoàn thành từ năm 2019. Khi làm sớm, công nghệ thay đổi hàng ngày thì cần duy trì, bảo dưỡng, đổi mới công nghệ này như thế nào, vì thế phải thiết kế các chương trình, nguồn lực để duy trì, phát triển công nghệ này.
Chuyển đổi số cũng phải hỗ trợ chủ rừng nhiều vấn đề khác liên quan, ngoài năng lực, nguồn lực cũng phải tính đến các tình huống có thể xảy ra, chẳng hạn từ cơ sở dữ liệu đã có thì kết nối với các HTX, doanh nghiệp như thế nào, xử lý trường dữ liệu ra sao? Trước những vấn đề trên, đòi hỏi ngành lâm nghiệp phải vượt qua tư duy, nhận thức và cả cần nguồn lực để giải quyết các khó khăn, thách thức đó.
Tại Trường Đại học Lâm nghiệp đã có những đổi mới gì trong các ngành học để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số, thưa Giáo sư?
- Đối với Trường Đại học Lâm nghiệp, chúng tôi đã bước đầu nhập cuộc khá nhanh với xu thế chuyển đổi số nói chung và nhận thấy đây là hướng đi tất yếu không chỉ với ngành lâm nghiệp mà với hầu hết các cấp, ngành khác.
Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của chuyển đổi số là tăng lợi ích của người sử dụng, trong đó có các cơ quan nhà nước, các vườn quốc gia, các doanh nghiệp, chủ rừng và cả những sinh viên đang theo học ngành lâm nghiệp.
Do đó, chúng tôi đang tích cực chuyển đổi và xây dựng kho dữ liệu thành tài nguyên phục vụ cho các đối tượng trên. Việc làm này có sự phối phối với giữa các đơn vị như Cục Lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm… phục vụ lợi ích chung của các đơn vị trong ngành lâm nghiệp chứ không riêng gì trường Trường Đại học Lâm nghiệp. Đó là một kho dữ liệu khổng lồ, tất cả các phần mềm ứng dụng từ kho dữ liệu này đều được kết nối với người dùng điện thoại.
Bên cạnh đó, nhờ chuyển đối số, chúng tôi không chỉ tạo ra cơ sở dữ liệu mà còn dựa vào dữ liệu để nghiên cứu, phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu, học tập của nhà trưởng. Hiện kho dữ liệu có thống kê, quản lý các dự án, các công trình nghiên cứu. Trong đào tạo, Trường Đại học Lâm nghiệp đang từng bước tin học hóa các môn học để truyển tải hiệu quả nhất kiến thức đến người học
Sắp tới, trường sẽ mở thêm nhiều ngành liên quan đến chuyển đổi số như ngành học về AI (trí tuệ nhân tạo) chứ ko chỉ là IT (công nghệ thông tin) như hiện nay. Thư viện số của trường đã kết nối với 55 trường đại học trên toàn quốc, lưu trữ 65.000 tài liệu số phục vụ công tác giảng dạy.
Năm 2023, Trường Đại học Lâm nghiệp tuyển sinh khóa đào tạo E-learning đầu tiên. Có thể khẳng định, chuyển đổi số đã tác động mạnh mẽ đến công tác nghiên cứu, giảng dạy của nhà trường, tác động tốt đến người dùng, từ xu thế này mà sự tương tác giữa nhà trường và xã hội trở nên chặt chẽ hơn.
Hiện Trường Đại học Lâm nghiệp đang có ứng dụng gì để chung tay chuyển đổi số với toàn ngành lâm nghiệp, thưa Giáo sư?
- Chúng tôi đã xây dựng được hệ thống phần mềm cơ sơ dữ liệu tương đối đầy đủ về lĩnh vực lâm nghiệp (phần mềm Forestry 4.0), được xây dựng trên cơ sở hợp tác giữa các đơn vị, có thể xác định được diễn biến của rừng đến phạm vị từng lô một.
Chúng ta đang có 7,5 triệu lô rừng, đang cập nhật ảnh có độ phân giải cao, lúc đó sẽ soi được từng gốc cây, có thể theo dõi được diễn biến của rừng, có thể nắm được sự phát triển tốt hơn hay xấu đi của từng m2 rừng. Đây chính là cơ sở vô cùng cần thiết phục vụ cho công tác truy xuất, nghiên cứu trong ngành lâm nghiệp.
Phần mềm Forestry 4.0 cũng xác định từng loại cây, hiện có 200 loài cây trong cơ sở dữ liệu, sắp tới sẽ có thêm 600 loài cây được cập nhập, được đánh số định vị. Và nếu sử dụng phần mềm này, chúng tôi sẽ có tư vấn cụ thể, người dùng cứ thế làm theo.
Người dùng chỉ cần dựa vào mô tả trên phần mềm này là có thể thực hiện được. Đó chính là tác động, tương tác mới nhờ chuyển đổi số mang lại.
Cụ thể, tại Vườn quốc gia Biduop – Núi Bà (Lâm Đồng) đang sử dụng phần mềm của Trường Đại học Lâm nghiệp để quản lý những động vật quý hiếm của vườn. Mỗi con vật được đánh số, định vị lại để theo dõi quá trình sinh trưởng mỗi ngày.
Để đạt được những bước tiến trong chuyển đổi số, nhiều người lo ngại về nguồn lực. Nhưng thực tế mọi người đều có nhu cầu kết nối với nhau trên nền tảng công nghệ. Đó chính là những cách làm dẫn đến tự thân chuyển đổi số tạo nên hiệu quả, tạo nên sự tham gia và huy động nguồn lực cho chính quá trình này chứ không hẳn nguồn lực chỉ của Nhà nước hay nguồn lực từ tài trợ.
Xin cảm ơn ông!