Dân Việt

Giá cà phê ngày 22/11: Trong nước giá cà phê tiếp sụt giảm, 2 sàn quốc tế "đỏ lửa" giá xuống

Nguyễn Phương 22/11/2023 13:02 GMT+7
Giá cà phê hôm nay 22/11: Giá cà phê trong nước hôm nay 22/11/2023 xuống mức 57.100 – 57.800 đồng/kg. Hai sàn giao dịch đồng loạt bao phủ sắc đỏ, khi áp lực thu hoạch vụ mới của các quốc gia sản xuất Robusta lớn gây áp lực lên thị trường.

Giá cà phê hôm nay 22/11: Hai sàn giao dịch đồng loạt bao phủ sắc đỏ

Trên thị trường thế giới, giá Robusta kỳ hạn tháng 01/2024 trên sàn London giảm 23 USD, tương đương 0,92% xuống 2.482 USD/tấn, do dòng cà phê mới thu hoạch từ nhà sản xuất Robusta hàng đầu Việt Nam bắt đầu tăng. 

Giá Arabica giao kỳ hạn tháng 3/2024 trên sàn New York trừ 2,6 cent, tương đương 1,52% chốt ở 168,55 US cent/lb.

Giá cà phê ngày 22/11: Giá cà phê tiếp tục sụt giảm - Ảnh 1.

Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York, BMF Cập nhật: 22/11/2023 lúc 10:18:01 (delay 10 phút)

Giá cà phê ngày 22/11: Giá cà phê tiếp tục sụt giảm - Ảnh 2.

Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York, BMF Cập nhật: 22/11/2023 lúc 10:18:01 (delay 10 phút)

Giá cà phê ngày 22/11: Giá cà phê tiếp tục sụt giảm - Ảnh 3.

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên hôm nay giảm 500 đồng/kg. Cụ thể, các địa phương đang thu mua cà phê với giá trong khoảng 57.100 - 57.800 đồng/kg.

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên hôm nay giảm 500 đồng/kg. Cụ thể, các địa phương đang thu mua cà phê với giá trong khoảng 57.100 - 57.800 đồng/kg. Tỉnh Lâm Đồng có giá thấp nhất là 57.100 đồng/kg. Tiếp đến là Gia Lai và Đắk Nông với 57.500 đồng/kg. Tỉnh Đắk Lắk giao dịch ở mức 57.800 đồng/kg. Đây là mức giao dịch trong các địa phương.

Giá cà phê Arabica kỳ hạn trên ICE giảm do triển vọng vụ mùa tại Brazil - nước trồng cà phê hàng đầu thế giới được thúc đẩy bởi triển vọng thời tiết thuận lợi. Thị trường vẫn được hỗ trợ bởi mức tồn kho thấp, lần đầu tiên trong ít nhất 24 năm giảm xuống dưới 300.000 bao (1 bao là 60kg).

Xuất khẩu cà phê Robusta có phần chậm lại trong những tháng gần đây. Còn xuất khẩu Arabica bị ảnh hưởng tiêu cực bởi xu hướng tăng sử dụng hàng tồn kho và nhập khẩu ít hơn của các nước tiêu thụ. Xu hướng thay thế cà phê Arabica bằng Robusta có giá cạnh tranh hơn trong bối cảnh chi phí sinh hoạt tăng cao và thu nhập giảm.

Bệnh nấm hồng (Corticicum salmonicolor) trên cây cà phê

Đặc điểm gây hại:

Bệnh gây hại trên quả và cành. Đầu tiên trên quả và cành xuất hiện những chấm rất nhỏ màu trắng giống như bụi phấn . Những chấm này phát triển tạo thành một lớp phấn mỏng màu hồng. Nếu xuất hiện ở cành thì lớp phấn này thường nằm ở mặt dưới cành, nếu ở quả thì thường bắt đầu từ cuống quả. 

Bệnh gây hại nặng trên cà phê chè, cà phê vối cũng bị rải rác. Bệnh phát triển nhanh trên cây nhưng lây lan từ cây này sang cây khác thì chậm.

Thời điểm gây hại:

Bệnh thích hợp với điều kiện ẩm độ cao, nhiều ánh sáng. Thường phát sinh từ tháng 6, 7 và cao điểm vào tháng 9.

Biện pháp phòng trừ:

Thường xuyên kiểm tra vườn cây đầu mùa mưa, nếu phát hiện bệnh thì cắt, đốn cành bệnh. 

Ngoài ra có thể dùng các thuốc trừ bệnh sau:

- Jinggangmeisu 5SL, 5WP, 10WP ở nồng độ 0,3% phun từ 2 - 3 lần cách nhau 15 ngày.

- Abenix 10FL ( Albendazole 10%) sử dụng với nồng độ 0,25 - 0,3% ( pha 25- 30ml thuốc vào bình 10 lít phun ướt đều toàn cây, phun làm 2 lần cách nhau 7 ngày).

- Chevin 5SC (Hexaconazole 5%): Lượng dùng 1 – 2lít thuốc/ha, pha 40 – 60ml thuốc/bình 16lít nước, phun ướt đẫm tán lá cà phê. Nếu bệnh nặng phun lần 2 cách lần đầu 7 ngày.