Đại biểu Phạm Văn Hoà, Uỷ viên, Uỷ ban Pháp luật, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp cho rằng, Chính phủ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thống nhất quy định hạn chế thao túng, chi phối tổ chức tín dụng, trong đó có điều chỉnh người có liên quan có phù hợp với các loại hình tổ chức tín dụng.
Ông này khẳng định: "Quan trọng nhất hiện nay là ngân hàng phải kiểm soát, quan tâm hơn đối với trường hợp ông chủ của ngân hàng là doanh nghiệp đứng sau".
Hiện nay có nhiều ngân hàng do chủ doanh nghiệp lớn đứng sau. Việc kiểm soát ngân hàng là cần thiết nhằm đảm bảo không thể xảy ra như hiện tượng của SCB", ông Hoà cũng cho rằng: "Nguồn vốn cho vay đến các cổ đông của ngân hàng như hiện nay phải được giám sát mạnh mẽ".
"Tiền gửi của người dân, thậm chí không đến tay người vay hoặc rất khó khăn khi đến tay người vay có như cầu mà dễ dàng cho doanh nghiệp sân sau đứng sau, có cổ đông và ông chủ tại Ngân hàng", ông Hoà nêu nguy cơ.
Ông Hoà cảnh báo: Nếu không sớm có biện pháp giám sát, ngăn chặn, có khả năng vẫn xảy ra 1 SBC nữa. "Nếu thành phần cổ đông có hơn 10 cổ đông, họ "hè" với nhau, rút tiền 1 lần cũng rất nguy hiểm", ông Hoà nêu.
Về can thiệp sớm vào các tổ chức tín dụng, theo ông Hoà nếu tổ chức tín dụng dùng các biện pháp giảm tỷ lệ lỗ vốn, hoà vốn nên cho phép. Nếu phát hiện các ngân hàng có hiện tương mất vốn sở hữu, khó khăn mất thanh khoản, cần can thiệp sớm, phải thường xuyên theo dõi, nếu phát hiện phải kiểm tra, thậm chí kiểm soát đặc biệt ngay từ lúc đầu.
Tham gia ý kiến tại hội trường, đại biểu Trịnh Xuân An, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai cho rằng: Sở hữu chéo, thao túng ngân hàng là các thủ đoạn tinh vi nên cần có biện pháp cụ thể. "Cốt lõi là phải quản trị, chống lại là phải xác định cá nhân, tổ chức nào kiểm soát ngân hàng. Minh bạch thông tin, kiểm soát được dòng tiền, dữ liệu cá nhân", ông An nói.
Theo ông này, phải kiểm soát chặt dòng tiền đến và đi từ đâu, để kiểm soát các ngân hàng bởi vì "dòng tiền không tự nhiên có, phải xuất phát từ đâu", ông An nêu. Theo ông An, hiện nay hệ thống tín dụng Việt Nam đang tồn tại 50 ngân hàng, có ngân hàng tốt, nhưng có ngân hàng cần xem xét lại, cơ cấu lại.