Củ cải trắng là một nguồn các chất dinh dưỡng tuyệt vời cần thiết cho sức khỏe. Chúng chứa nhiều vitamin C rất cần cho cơ thể, bao gồm cả hệ miễn dịch và sự phát triển, sửa chữa mô. Thêm vào đó, nó còn là một chất chống oxy hóa mạnh. Chúng cũng rất giàu folate (vitamin B9) có liên quan đến sự phát triển tế bào, sản xuất hồng cầu và tổng hợp ADN. Thực phẩm giàu folate đặc biệt quan trọng trong thời kỳ mang thai cũng như trong sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.
Củ cải trắng còn được biết đến như "nhân sâm mùa đông" giúp ngăn ngừa ung thư, tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm viêm, hỗ trợ giảm cân…
Y học hiện đại đã chứng minh rằng cứ mỗi 100g củ cải trắng lại chứa 1,4g protid, 3,7g glucid, 1,5g xenluloza, 40mg canxi, 41mg photpho, 1,1mg sắt... cùng nhiều loại vitamin như vitamin C, B1, B2, PP. Với những dưỡng chất này, củ cải trắng không dừng lại là món ăn hàng ngày mà còn đóng vai trò trong việc bảo vệ sức khoẻ của bạn và gia đình.
Các nghiên cứu cho thấy chất chống oxy hóa polyphenol axit ferulic và quercetin trong củ cải đều có đặc tính chống viêm và tăng cường miễn dịch. Ngoài ra, glucosinolate trong loại củ này còn có khả năng chống lại một số bệnh ung thư, bao gồm ung thư ruột kết và phổi. Ăn củ cải vào mùa đông cũng có thể đóng một vai trò nhất định trong việc bổ sung nước, giúp giảm khô da vào mùa đông.
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế), bắp cải là nguồn thực phẩm chứa nhiều các chất dinh dưỡng như các vitamin C, E, K, folate, magie, mangan và một số carotenoid (lutein, zeaxanthin và beta-carotene). Hàm lượng chất xơ và chất chống oxy hóa trong bắp cải cũng vô cùng dồi dào.
Bắp cải mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe, từ việc tăng cường hệ thống miễn dịch đến cải thiện tiêu hóa. Vì thế, nó xứng đáng có một vị trí trên bàn ăn của bạn.
Loại rau lá xanh phổ biến này có nhiều màu sắc, hình dạng và kích cỡ khác nhau mà bạn có thể dùng để chế biến món súp, salad, bánh mì sandwich… Bạn có thể ăn sống hoặc xào để có được lợi ích cao nhất. Bạn cũng có thể tìm thấy nó trong các thực phẩm lên men tốt cho đường ruột như dưa cải bắp và kim chi song không nên ăn nhiều.
Bắp cải rất tốt cho bạn. Đó là một trong những loại thực phẩm có mùi vị ngon hơn vẻ bề ngoài và thậm chí còn có nhiều giá trị dinh dưỡng hơn những gì mọi người mong đợi.
Nhiều người biết đến bắp cải vì giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Một chén bắp cải xanh sống, xắt nhỏ chỉ có 22 calo và đáp ứng 54% lượng vitamin C khuyến nghị hàng ngày, 85% lượng vitamin K khuyến nghị hàng ngày, hơn 2g chất xơ, 1g chất đạm.
Bắp cải cũng là một loại thực phẩm giàu kali, có thể giúp giảm huyết áp cao.
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế), bắp cải là nguồn thực phẩm chứa nhiều các chất dinh dưỡng như các vitamin C, E, K, folate, magie, mangan và một số carotenoid (lutein, zeaxanthin và beta-carotene). Hàm lượng chất xơ và chất chống oxy hóa trong bắp cải cũng vô cùng dồi dào.
Bắp cải bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu nên nhờ đó mà mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Có thể kể đến là giảm huyết áp, cải thiện tiêu hóa, giảm viêm, giữ cho tim khỏe mạnh, tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa ung thư...
Cải cúc còn có tên gọi được sử dụng nhiều nhất là rau tần ô, là loại cây thân thảo, mọc thẳng đứng và có chiều cao trung bình từ 0.4 – 0.6m, một số cây có thể cao đến 1m. Lá cải có màu xanh lục, mềm và có hình dạng chẻ như lông chim và mọc so le nhau. Khi nở hoa thì ở mép ngoài của hoa có màu trắng nhạt, ở giữa có màu vàng sấm rất thơm.
Cải cúc bắt nguồn ở vùng Địa Trung Hải, rồi du nhập sang các nước châu Âu và châu Á. Ở Việt Nam, cải cúc được trồng nhiều ở các địa phương của miền Bắc, còn miền Nam thì chủ yếu được trồng ở Lâm Đồng.
Thành phần trong cây cải cúc có chứa tinh dầu, axit amin, protid, glucid, lipid, vitamin A, B, C,... Theo Đông y thì cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát và hoàn toàn là lành tính sẽ mang đến nhiều công dụng tuyệt vời với sức khoẻ như:
Theo lương y Bùi Hồng Minh, cho biết vào những ngày lạnh, nếu ăn nhiều rau cải cúc sẽ giúp phòng tránh nhiều bệnh thường gặp vào mùa lạnh như giữ ấm cơ thể, tránh được cảm cúm,...
Tiêu sưng, lợi tiểu: Nhiều axit amin, chất béo, protein và nồng độ natri cao cùng kali và các khoáng chất khác có trong cải cúc sẽ giúp điều chỉnh sự trao đổi chất bên trong cơ thể và loại bỏ phù nề, lợi tiểu.
An thần, làm dịu các dây thần kinh não: Những người hay mắc bệnh tâm trạng lo lắng thì cải cúc sẽ là liều thuốc hữu hiệu bởi vì trong cải cúc giàu vitamin, axitamin, carotenoid. Ăn cải cúc hàng ngày sẽ giúp ổn định cảm xúc, bảo vệ não, phòng ngừa bệnh hay quên và các tác dụng khác.
Hạ huyết áp: Trong cải cúc có chứa những chất kiềm mật, chất diệp lục có tác dụng tốt cho các bệnh huyết áp, bổ não và những chất xơ tốt cho tiêu hóa, giảm cholesterol
Ngăn ngừa táo bón, tốt cho hệ tiêu hoá: Rau cải cúc chứa nhiều chất dễ bay hơi, lượng chất xơ dồi dào làm thúc đẩy nhu động ruột, loại bỏ các chất độc hại trong đường ruột, từ đó mang lại tác dụng tốt trong việc phòng chống táo bón
Làm đẹp, trẻ hóa làn da: Trong cải cúc chứa nhiều loại vitamin và các thành phần dưỡng chất giúp làm tăng sự đàn hồi cho da, tái sinh ra tế bào da mới nhanh chóng. Ăn cải cúc thường xuyên thì bạn sẽ có làn da tươi trẻ và sáng bóng hơn.
Thanh phổi tiêu đờm: Thành phần vitamin A trong cải cúc còn có tác dụng giúp chống nhiễm trùng hệ thống hô hấp, nhuận phổi, tiêu đờm. Ngoài ra, hương thơm của cải cúc còn có tác dụng làm giảm hen suyễn khá tốt.
Ngoài ra, cải cúc còn nhiều công dụng hữu ích khác như tốt cho mắt, trị đau đầu, chữa thiếu sữa sau sinh,...