Theo luật sư (LS) Đinh Ánh Tuyết, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), Văn phòng Luật sư IDVN: Cách đây hơn 10 năm, khi các vụ việc điều tra đối với Việt Nam ngày càng gia tăng. Thực ra vấn đề hơi ngược lại một chút, khi hàng hóa Việt Nam cạnh tranh tốt hơn, đạt tiêu chuẩn tốt hơn, chiếm lĩnh thị trường tốt hơn.. thì trên các thị trường xuất khẩu mới dẫn đến những nguy cơ kiện phòng vệ thương mại.
Vị này cho rằng, một tiêu chí rất quan trọng bởi nếu bên nguyên đơn, phía đối tác muốn kiện thì thị phần của các doanh nghiệp Việt Nam ở Hoa Kỳ phải trên 7%. Nếu muốn kiện Việt Nam trong một nhóm nước, ví dụ như vụ kiện tôm gồm Việt Nam, Ecuador, Ấn Độ thì thị phần phải tối thiểu 3%.
Vậy nếu như với một kim ngạch thấp, không quá cạnh tranh thì thường không ai quan tâm. Hoặc hàng hóa không đủ cạnh tranh, không làm cho các doanh nghiệp trong nước cảm thấy bị đe dọa thị phần, thì khó phải đối mặt với kiện phòng vệ thương mại. Như vậy hàng Việt Nam phải đảm bảo chất lượng mới chiếm lĩnh được thị trường thì mới dẫn đến nguy cơ bị kiện cao hơn.
Với quan điểm cá nhân, luật sư Tuyết cho rằng các vụ kiện phòng vệ thương mại mặc dù là khó khăn, trở lực rất lớn. Nhưng đồng thời cũng là cơ hội.
"Nghĩa là nếu trong các nước bị kiện, Việt Nam đạt tỉ suất tốt nhất tức là Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường tốt hơn, so với doanh nghiệp đạt thuế cao, đây là sự cạnh tranh rất tự nhiên. Và đề đạt được điều này, các doanh nghiệp phải chuẩn bị, nỗ lực hết sức lớn trong việc đối phó với các vụ kiện", LS Tuyết nói.
"Tôi đã tư vấn cho khá nhiều doanh nghiệp, mặc dù chưa bị kiện nhưng họ đánh giá kim ngạch thị trường nước ngoài đủ lớn, có nguy cơ bị kiện", bà này cho hay.
Đồng thời, bà Tuyết cho rằng bản thân doanh nghiệp cần chuẩn bị rà soát, đánh giá để nếu vụ kiện xảy ra thì những vấn đề họ đang gặp phải có trở ngại gì hay không và giải quyết ngay.
Bà Tuyết nhấn mạnh, các doanh nghiệp có thể xem xét áp dụng. Khi tổng thị phần của Việt Nam vào Hoa Kỳ lớn, công khai trên các kênh thông tin của họ. Đối với các doanh nghiệp xuất khâu lâu năm, với những sự chuẩn bị tốt như vậy, họ coi những vụ kiện giống như vấn đề bình thường. Tất nhiên có những trở ngại, nhưng không phải vì thế mà chúng ta kiềm chế xuất khẩu hoặc bỏ thị trường.
Bên cạnh đó, bà Tuyết cho rằng: "Trong 20 vừa qua chúng tôi đã thấy những thay đổi cực kỳ lớn trong pháp luật của Hoa Kỳ. Ví dụ như trước đây các doanh nghiệp được 3 lần bằng 0 liên tiếp trong các đợt rà soát hành chính thì sẽ được thoát khỏi các vụ kiện phòng vệ thương mại. Nhưng sau đố họ đã bỏ qua quy định này".
Vị LS Văn phòng Luật IDVN cho rằng, với quy định 3 lần bằng 0 như vậy, một công ty của Việt Nam là Công ty Tập đoàn Minh phú đã thoát được vụ kiện chống bán phá giá với tôm. Ngoài ra, như trong vụ kiện về chống trợ cấp tôm gần đây, phía Mỹ cũng thay đổi cách thức họ lựa chọn các bị đơn bắt buộc.
Theo LS Tuyết, các cuộc điều tra của Hoa Kỳ ngày càng trở nên khó đoán định, có nhiều rủi ro hơn cho các doanh nghiệp cũng như hiệp hội doanh nghiệp nói chung.