Giá sầu riêng hôm nay 18/1/2024 tại thị trường trong nước giữ ổn định với chủng loại sầu Thái lẫn sầu Ri6. Hiện tại, giá sầu riêng Ri6 đẹp tại khu vực miền Tây Nam Bộ đang được áp dụng mức giá là 106.000 đồng/kg. Theo ghi nhận, giá sầu riêng Thái đẹp cao nhất đã tăng lên mức 160.000 đồng/kg...
Cụ thể, giá sầu riêng tại vườn hôm nay: Sầu riêng Ri6 ở mức 85.000 – 106.000 đồng/kg; giá sầu riêng Thái ở mức 137.000 – 160.000 đồng/kg; sầu riêng Musangking giữ mức 160.000 – 190.000 đồng/kg.
Giá sầu riêng hôm nay tại khu vực miền Tây Nam bộ: Chủng sầu riêng Ri6 đẹp và sầu riêng Ri6 xô đạt 90.000 – 106.000 đồng/kg, sầu riêng Ri6 đẹp đứng ở mức 104.000-106.000 đồng/kg; sầu riêng Thái đẹp ở mức 157.000 – 160.000 đồng/kg; sầu riêng Thái xô ở mức 140.000 – 142.000 đồng/kg.
Giá sầu riêng hôm nay tại khu vực miền Đông Nam bộ: Giá sầu riêng Ri6 đẹp và sầu riêng Ri6 xô có mức giá thương lái thu mua 85.000 – 105.000 đồng/kg; sầu riêng Thái đẹp ở mức 155.000 -157.000 đồng/kg; trong khi đó sầu riêng Thái xô đứng ở mức 137.000 – 140.000 đồng/kg.
Giá sầu riêng hôm nay tại khu vực Tây Nguyên: Giá sầu riêng Ri6 đẹp và sầu riêng Ri6 xô ở mức giá thương lái mua 85.000 – 105.000 đồng/kg; sầu riêng Thái đẹp có mức 155.000 -157.000 đồng/kg; trong khi đó sầu riêng Thái xô ở mức 137.000 – 140.000 đồng/kg.
Dưới đây là bảng giá sầu riêng hôm nay tham khảo được thương lái thu mua tại vườn sầu riêng ở miền Tây Nam bộ, miền Đông Nam bộ, khu vực Tây Nguyên ngày 18/1. Tùy theo độ dài đường vận chuyển hay khu vực vận chuyển mà giá sầu riêng sẽ có sự chênh lệch ít nhiều.
Với diễn biến lạc quan hiện nay, xuất khẩu rau quả được dự báo tiếp tục lập đỉnh mới, có thể vượt qua con số 6 tỷ USD, thậm chí tiến tới mốc 7 tỷ USD. Từ đó, góp phần hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu 8 - 10 tỷ USD đặt ra trong Đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021 - 2030.
Kỷ lục xuất khẩu rau quả năm 2023 cũng một lần nữa khẳng định, tiếp tục nỗ lực đàm phán và ký kết các nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật để đẩy nhanh tiến độ "chính ngạch hóa xuất khẩu" là “mở đường” cho hành trình tiến tới mốc 10 tỷ USD.
Hiện tại, Việt Nam đang đàm phán, hoàn thiện hồ sơ mở cửa thị trường đối với 6 sản phẩm, gồm: Trái cây có múi (bưởi, cam, quýt...), dừa, sầu riêng cấp đông, ớt, dược liệu.
Cụ thể, Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cho biết đơn vị đã trao đổi thông tin với Tổng cục Hải quan Trung Quốc để góp ý hoàn thiện bản dự thảo Nghị định thư về yêu cầu nhập khẩu ớt, quả dừa tươi, sầu riêng đông lạnh.
Đồng thời, tiếp tục quá trình đàm phán đối với sản phẩm trái cây có múi và dược liệu sang thị trường này. Đây đều là những mặt hàng thế mạnh của nước ta, khi được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc chắc chắn sẽ đem về cho ngành rau quả giá trị kim ngạch cao hơn nữa trong năm 2024 và những năm tiếp theo.
Song song với quá trình đàm phán mở rộng thị trường, Cục Bảo vệ thực vật, sẽ tích cực phối hợp với các địa phương phát triển, mở rộng số lượng và diện tích mã số vùng trồng cũng như số lượng cơ sở đóng gói đáp ứng các yêu cầu của nước nhập khẩu. Đồng thời, không lơ là trong giám sát để vùng trồng và cơ sở đóng gói duy trì được các điều kiện đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu.
Cục Bảo vệ thực vật tiếp tục tháo gỡ hàng rào kỹ thuật, mở cửa thị trường cho các loại quả tươi; thực hiện kiểm tra, kiểm dịch thực vật xuất khẩu đối với các loại hàng hóa nông sản xuất khẩu; trong đó, chú trọng các loại quả chủ lực và thị trường trọng tâm như Trung Quốc, Mỹ, EU... góp phần giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu cho nông sản của Việt Nam.