Dân Việt

Ở Đồng Nai có vườn cao su 120 năm tuổi, có gốc lớn vài người ôm được bảo vệ rất nghiêm ngặt

Nguyên Vỹ 18/02/2024 18:37 GMT+7
Vườn cây cao su được trồng đầu tiên từ thế kỷ trước ở Đồng Nai vẫn đang xanh tươi. Nhiều gốc cây cao su rộng đến vài người ôm.

Vườn cây cao su 118 năm tuổi ở Đồng Nai

Đây là vườn cây cao su do người Pháp trồng đầu tiên ở Việt Nam, tại đồn điền Suzanah, thuộc huyện Thống Nhất (tỉnh Đồng Nai). Hiện vườn cây đang được Nông trường cao su An Lộc (Tổng Công ty Cao su Đồng Nai) quản lý.

Vườn cây cao su hơn trăm năm ở huyện Thống Nhất (tỉnh Đồng Nai) hiện là vườn cây bảo tồn của ngành cao su Việt Nam. Ảnh: Nguyên Vỹ

Vườn cây cao su hơn trăm năm ở huyện Thống Nhất (tỉnh Đồng Nai) hiện là vườn cây bảo tồn của ngành cao su Việt Nam. Ảnh: Nguyên Vỹ

Theo sử liệu, năm 1906, người Pháp nhận thấy vùng đất ở Dầu Giây (Đồng Nai) màu mỡ. Họ đã lập điền trồng thử nghiệm cây cao su trên tổng diện tích hơn 8ha.

Thấy cây cao su phát triển nhanh, người Pháp bắt đầu phát triển đồn điền cao su khắp các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Đến năm 1980, ngành cao su quyết định ngưng khai thác mủ ở vườn cao su bảo tổn này để phục vụ nghiên cứu, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.

Trong vườn hiện còn 224 cây trong tổng số 700 cây cao su được trồng từ những năm đầu của thế kỷ trước. Ảnh: Nguyên Vỹ

Trong vườn hiện còn 224 cây trong tổng số 700 cây cao su được trồng từ những năm đầu của thế kỷ trước. Ảnh: Nguyên Vỹ

Ông Nguyễn Tuấn Quang - Tổ trưởng kỹ thuật Nông trường cao su An Lộc cho biết, trong vườn hiện còn 224 cây trong tổng số 700 cây cao su được trồng từ những năm đầu của thế kỷ trước.

Năm 1998, Tổng Công ty cao su Đồng Nai đã tách hơn 8ha cao su thuộc lô 9 (Nông trường Cao su Dầu Dây) làm vườn cao su bảo tồn, lập chốt bảo vệ để theo dõi, chăm sóc. Sau đó, tỉnh Đồng Nai lập lô 9 này thành di tích cấp tỉnh vào năm 2009.

Ông Quang cho biết, đơn vị có nhiệm vụ bố trí lực lượng canh gác, không để vườn cây bị xâm hại, phá hoại như cưa cây hoặc đốt cháy; đồng thời cho công nhân chăm sóc quét dọn vệ sinh thường xuyên.

Ở Đồng Nai có vườn cao su 120 năm tuổi, có gốc lớn vài người ôm được bảo vệ rất nghiêm ngặt - Ảnh 3.

Ở Đồng Nai có vườn cao su 120 năm tuổi, có gốc lớn vài người ôm được bảo vệ rất nghiêm ngặt - Ảnh 4.

Vườn cây đã 118 năm tuổi nhưng vẫn phát triển xanh tốt. Ảnh: Nguyên Vỹ

Đến nay, vườn cây đã 118 năm tuổi nhưng vẫn phát triển xanh tốt. Trong đó, nhiều "cụ" cao su có đường kính lên đến 3m, chiều cao 30-40m.

Vì đã trên 100 năm tuổi nên nhiều cây đã bị mục rỗng bên trong. Nhiều cây rỗng ruột nhưng vẫn tiếp tục phát triển, cành lá phủ kín một vùng trời.

Ở Đồng Nai có vườn cao su 120 năm tuổi, có gốc lớn vài người ôm được bảo vệ rất nghiêm ngặt - Ảnh 5.

Ở Đồng Nai có vườn cao su 120 năm tuổi, có gốc lớn vài người ôm được bảo vệ rất nghiêm ngặt - Ảnh 6.

Vì đã trên 100 năm tuổi nên nhiều cây đã bị mục rỗng bên trong nhưng vẫn đứng vững trên đất. Ảnh: Nguyên Vỹ

Ở Đồng Nai có vườn cao su 120 năm tuổi, có gốc lớn vài người ôm được bảo vệ rất nghiêm ngặt - Ảnh 7.

Ở Đồng Nai có vườn cao su 120 năm tuổi, có gốc lớn vài người ôm được bảo vệ rất nghiêm ngặt - Ảnh 8.

Nhiều cây cao su già cỗi nhưng vẫn tiếp tục phát triển, cành lá phủ kín một vùng trời. Ảnh: Nguyên Vỹ

Lưu giữ giá trị truyền thống ngành cao su

Năm 2015, Tổng Công ty cao su Đồng Nai cũng cho phục dựng lại căn nhà của phu công tra ngay trong khu bảo tồn.

Nơi này được mô phỏng theo nguyên mẫu nhà, cùng các vật dụng bên trong nhằm tái hiện cảnh sinh hoạt hàng ngày của công nhân cao su ngày xưa.

Ở Đồng Nai có vườn cao su 120 năm tuổi, có gốc lớn vài người ôm được bảo vệ rất nghiêm ngặt - Ảnh 9.

Ở Đồng Nai có vườn cao su 120 năm tuổi, có gốc lớn vài người ôm được bảo vệ rất nghiêm ngặt - Ảnh 10.

Ở Đồng Nai có vườn cao su 120 năm tuổi, có gốc lớn vài người ôm được bảo vệ rất nghiêm ngặt - Ảnh 11.

Căn nhà phục dựng lại nhà của phu công tra ngay trong khu bảo tồn. Ảnh: Nguyên Vỹ

Tại Nhà truyền thống công nhân cao su Đồng Nai vẫn còn lưu giữ gốc cây cao su từ vườn cây bảo tồn - lô 9, trồng năm 1906.

Ở Đồng Nai có vườn cao su 120 năm tuổi, có gốc lớn vài người ôm được bảo vệ rất nghiêm ngặt - Ảnh 12.

Ở Đồng Nai có vườn cao su 120 năm tuổi, có gốc lớn vài người ôm được bảo vệ rất nghiêm ngặt - Ảnh 13.

Một gốc cây cao su từ vườn cây bảo tồn được lưu giữ trong Nhà truyền thống công nhân cao su Đồng Nai. Ảnh: Nguyên Vỹ

Ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Cao su Đồng Nai cho biết, những cây cao su do người Pháp trồng thực sinh bằng hạt nên có đường kính gốc cây rất lớn. Có gốc cây rộng đến vài người ôm.

Những cây cao su do người Pháp trồng thực sinh bằng hạt nên có đường kính gốc cây rất lớn. Có gốc cây rộng đến vài người ôm. Ảnh: Nguyên Vỹ

Những cây cao su do người Pháp trồng thực sinh bằng hạt nên có đường kính gốc cây rất lớn. Có gốc cây rộng đến vài người ôm. Ảnh: Nguyên Vỹ

Hiện nay, vườn giống cao su của Tổng Công ty Cao su Đồng Nai đang sản xuất các giống cao su chất lượng và năng suất cao. Đây được xem là vườn giống cao su lớn nhất thế giới, với quy mô 34ha, sản xuất 1 triệu cây giống/năm.

Vườn giống cao su của Tổng Công ty Cao su Đồng Nai đang sản xuất các giống cao su chất lượng và năng suất cao. Ảnh: Nguyên Vỹ

Vườn giống cao su của Tổng Công ty Cao su Đồng Nai đang sản xuất các giống cao su chất lượng và năng suất cao. Ảnh: Nguyên Vỹ

"Với vườn cây cao su hơn trăm năm tuổi đang được bảo tồn, đây là hiện vật có giá trị tinh thần rất lớn của công ty cũng như của cả ngành cao su Việt Nam", ông Thắng chia sẻ.