Có thể nói, đây là tinh hoa giữa núi rừng đại ngàn và mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khoẻ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rau lủi rừng là rau gì?
Rau lủi-thứ rau rừng có mùi thơm có tác dụng thế nào và cách chế biến rau lủi thành các món ăn ra sao?
Rau lủi là loại rau rừng được biết đến với nhiều tên gọi khác như kim thất...
Rau rừng như cây rau lủi thông thường rất dễ mọc, tại những nơi đất ẩm ướt, khe suối, nơi có nước chảy rau lủi mọc um tùm.
Thân cây rau lủi thuộc loại bò trường, màu tím, có lá mọc so le, cuống ngắn, đầu lá nhọn, mép răng cưa không đều và nhẵn bóng, lá có mùi thơm rất đặc trưng.
Theo Đông y, rau lủi là loại rau rừng được coi như một loại rau rừng quý, một loại thuốc chữa được nhiều bệnh.
Rau lủi hiện nay là một trong những loại rau được mọc tự nhiên hoặc trồng nhiều ở miền núi vùng cao, địa hình dốc như Gia Lai, Quảng Nam…
Rau lủi sẽ sống cheo leo ở trên sườn dốc có nhiều đá, trên nền đất feralit đỏ vàng, thoáng khí và thoát nước tốt.
Loại rau rừng này sinh trưởng và phát triển một cách tự nhiên không cần chăm bón. Thân này đan chéo vào thân kia làm người đi hái rau phải rẽ lối mà đi.
Trước đây, đối với người đồng bằng, rau lủi rất hiếm khi tìm thấy ở chợ, có chăng do những người thân có dịp lên núi hái loại rau này mang về làm quà để thay đổi khẩu vị.
Gờ đây ở khắp mọi miền tổ quốc, loại rau rừng này đã trở thành món ăn khoái khẩu được nhiều người tìm mua.
Có thể nói đây là một loại rau quý, vừa là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng vừa có tác dụng như một vị thuốc. Rau có hương vị đặc trưng, có vị thanh mát của núi rừng, khi ăn tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu ở hậu vị.
Rau lủi còn có tên gọi khác là kim thất thuộc loại bò trườn có chiều dài trên 1m, thân nhẵn với nhiều cành.
Lá mọc so le, cuống ngắn, đầu lá nhọn, mép khía răng cưa không đều, lá dày, nhẵn mọng nước và có mùi thơm đặc trưng như mùi thuốc Bắc.
Rau lủi thường mọc hoang hoặc được trồng làm rau ăn và làm thuốc. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây còn tươi hay phơi, sấy khô.
Rau lủi là loại rau rừng mọc bò và hơi leo, dài 2 – 3m. Thân mọng nước, màu nâu tím, phân nhiều nhánh. Lá dày, giòn, mọc cách, phiến lá hình mũi giáo, dài 4 – 12cm, rộng 2 – 4cm, khía răng ở mép không đều; cuống dài cỡ 1cm. Thân và cuống màu tía. Cụm hoa ở ngọn cây. Quả bế có ba cạnh, mang một mào lông trắng ở đỉnh.
Loại rau rừng này được phân bố ở vùng phân bố tự nhiên tương đối hẹp ở khu vực Trung Bộ. Ở Quảng Nam, rau lủi phân bố ở xã Tắc Pỏ huyện Nam Trà My.
Rau lủi được xem như là một loại rau bổ, mát nên thường được dùng làm rau ăn. Theo Đông y rau lủi có vị cay, ngọt thơm, tính bình. Loại rau này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp lợi tiểu, tiêu viêm, tán ứ tiêu thũng
Hiện nay loại rau dại, rau rừng như rau lủi này được xem như một loại thuốc quý của núi rừng này đang xuất hiện ngày càng phổ biến trên mâm cơm của nhiều gia đình và trên bàn tiệc của nhiều nhà hàng. Rau lủi đang dần khẳng định được giá trị dinh dưỡng của nó.
Loại rau rừng trị tiểu đường: Ăn rau lủi có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu. Bạn chỉ cần nhai và nuốt khoảng 7-8 lá rau lủi một ngày là đủ. Một vị thuốc thiên nhiên đơn giản, thần kỳ và không gây phản ứng phụ.
Loại rau rừng trị viêm họng, viêm phế quản:
Thời tiết giao mùa rất dễ làm bạn viêm họng, ho gió ho khan, dẫn đến các vấn đề về phổi gây nhiều khó chịu. Thật đơn giản bạn chỉ cần lấy lá rau lủi, nhai, ngậm và nuốt nước. Với tính bình, vị ngọt thanh mát sẽ giúp cổ họng của bạn dễ chịu.
Loại rau rừng chữa vết thương chảy máu: Khi bị thương, chảy máu dùng rau lủi bịt vào vết thương sẽ giúp giảm đau, giảm sưng, viêm.
Trị mất ngủ: Thường xuyên ăn rau lủi tươi hoặc xào hay nấu canh ăn, sẽ có tác dụng an thần, điều hòa máu huyết, tạo điều kiện thuận lợi cho giấc ngủ tốt….
Một số cách chế biến món ăn từ loại rau lủi: Rau lủi có thể chế biến được nhiều loại món ăn như rau lủi xào tỏi, nấu canh với tôm, xào hoặc luộc đơn giản như nhiều loại rau thông thường khác.
Rau rừng ngon ở độ giòn, dù có nấu quá lửa thì vẫn không bị nát. Cách chế biến ngon nhất là luộc hoặc xào tỏi, chấm với mắm cua (làm từ cua đồng giã nát, lọc xác vắt lấy nước rồi phơi nắng) màu nâu đất ánh sắc vàng gạch, mặn mòi.
- Thu hái và chế biến: Toàn cây có thể dùng làm rau ăn. Lá và ngọn non nấu canh với bột ngọt hoặc tôm ngon như rau mồng tơi, hoặc có thể chần qua nước sôi rồi xào, trộn đều rất ngon.
- Chọn hom: Hom được lấy từ thân bánh tẻ, hay ngọn nhưng không quá non vì dễ bị thối gốc hom.
- Cắt hom: Dùng dao hoặc kéo sắc để cắt hom. Hom được cắt từ thân có chiều dài hom từ 10 – 20cm và ít nhất trên mỗi hom có từ 3 – 5 mắt lá, tỉa bớt lá trên hom chừa khoảng 1/3 lá, đem giâm vào luống. luống giâm bằng cát ẩm với độ ẩm vừa phải và có mái che nắng mưa, có hệ thống phun sương tự động để luôn giữ ẩm cho hom sau khi giâm.
Dùng que nhọn chọc lỗ sâu 1 – 2cm sau đó cắm hom vào, dùng que1m chặt đất vào gốc hom. Hom sau khi giâm khoảng 7 – 10 ngày bắt đầu có rễ, tiến hành đem trồng hoặc cũng có thể cắt hom xong đem trồng ngay vào luống trồng nhưng phải đảm bảo có che bóng và thường xuyên giữ ẩm cho hom giâm.
- Thời vụ: Trồng quanh năm, tốt nhất là đầu mùa xuân.
- Đất trồng: rau lúi là một loại cây tương đối dễ trồng, thích hợp trên đất khác nhau nhưng tốt nhất vẫn là đất, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt. Đất được cây cuốc sẵn cho ải khoảng 15 – 30 ngày trước khi đánh nhỏ, bón phân và lên luống trồng.
- Bón phân (Bón lót – lượng phân tính cho 1.000m2):
+ Phân chuồng hoai 1,5 – 2 tấn.
+ Phân Super lân 50 kg.
Sau khi trồng khoảng 2 tuần, nên bón bổ sung khoảng 2 kg Urê. Bón phân bằng cách trộn phân vào trong nước rồi tưới bằng bình hoa sen trên mặt luống rau, sau khi tưới phân phải tưới lại một lần bằng nước lã để rửa sạch phân bám dính trên lá rau.
- Luống trồng: Lên luống nổi, chiều dài luống tùy theo kích thước vườn.
+ Chiều rộng: 1 – 1,2m.
+ Chiều cao mặt luống: 15 – 20cm.
+ Các luống cách nhau 0,3 – 0,4m. Có hệ thống thoát nước để có thể thoát nước mỗi khi có mưa to và kéo dài.
- Cách trồng: Dùng bay tạo hố trồng (giâm thành cây rồi trồng) hoặc dùng que nhọn chọc lỗ cắm hom vào luống. Khoảng trồng thẳng hàng ngang, dọc đảm bảo khoảng cách giữa các cây từ 10 – 15cm. Trồng xong nén chặt đất, tưới nước cho đất dính chặt vào cây.
- Chăm sóc: Thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho đất, đặc biệt vào mùa nắng hạn. Kết hợp nhổ cỏ dại và phòng trừ sâu xám, sâu khoang và ốc sên ăn lá và chồi non.
- Thu hoạch: sau khi trồng cây rau có chiều cao từ 30 – 40cm thì có thể thu hoạch. Dùng dao sắc cắt phần thân chồi lá non.
Sau thu hoạch có thể bón thúc bằng nước phân chuồng hoai để cung cấp dinh dưỡng cho đất và kích thích rau sớm đâm chồi, cành cho thu hoạch nhiều hơn vào những đợt sau. Nên thay thế và trồng mới hàng năm để trẻ hóa và nâng cao sản lượng rau.
- Cũng có thể trồng: Rau lủi bằng phương pháp thủy canh. Nơi thiếu đất có thể trồng trong chậu, bồn đất và làm giàn leo để cắt cành ngọn lấy rau, bằng cách này có thể kéo dài thời gian thu hoạch trong khoảng 2 năm.