Cà cuống (tên gọi khác là sâu quế, đà cuống), tên khoa học là belostoma indica vitalis thuộc họ côn trùng, chân bơi. Trên thế giới, chúng phân bố ở vùng Viễn Đông như Liên Bang Nga hoặc vùng nhiệt đới từ Ấn Độ tới Australia. Ở nước ta, cà cuống có nhiều ở miền Bắc, sinh sống ở hồ, ao, đầm, ruộng lúa.
Hiện nay ở nước ta, cà cuống đều có mặt trên những khu vực có nhiều sông ngòi từ Bắc vào Nam, đặc biệt là ở Đồng bằng Sông Cửu Long nhưng do điều kiện môi trường ngày càng ô nhiễm nên cà cuống ngày càng ít dần.
Tuy có vẻ ngoài xấu xí khiến thực khách dè chừng nhưng loài côn trùng "hiếm có khó tìm" này lại trở thành đặc sản lạ miệng với giá thành lên tới vài triệu đồng/kg.
Cà cuống (hay còn gọi là sâu quế, đà cuống) là một loại côn trùng họ chân bơi, thường sống ở hồ, ao, đầm, ruộng lúa. Ban ngày chúng hoạt động ở dưới nước còn ban đêm có thể bay lên mặt đất để kiếm thức ăn.
Tuy xuất hiện từ sông nước, đồng ruộng nhưng cà cuống lại nổi danh trên đất Hà thành từ xưa, gắn liền với nhiều món ăn đặc trưng của Thủ đô như bún thang, bún chả, bánh cuốn,...
Cà cuống là đặc sản "hiếm có khó tìm", ngày càng mai một. Nhưng ở Việt Nam hiện có nhiều trang trại nuôi cà cuống thành công, đáp ứng nhu cầu thưởng thức đa dạng của thực khách thập phương.
Cà cuống được chế biến thành nhiều món ngon nhưng có giá trị cao và bổ dưỡng nhất vẫn là tinh dầu. Tinh dầu cà cuống có màu trong vắt, dậy mùi thơm đặc trưng và thường được sử dụng như một thứ gia vị không thể thiếu để làm nên loại nước mắm nổi tiếng miền Bắc.
Có thể bạn không biết, mùa sinh sản của cà cuống rơi vào khoảng tháng 5 – 8 dương lịch. Cách đẻ trứng của chúng gần giống với ốc sên là đẻ thành túi bao quanh thân lúa hoặc cỏ nằm sát trên mặt nước. Thời gian phát triển của trứng khoảng 10 ngày, từ khi nở đến khi trưởng thành là hơn 1 tháng.
Cà cuống rất ưa ánh sáng, vì vậy ban đêm chúng thường hay di chuyển đến những nơi có ánh sáng đèn điện.
Một trong những món làm từ cà cuống được ưa chuộng nhất là cà cuống chiên giòn. Người ta thường ngâm cà cuống trong nước cơm sôi để loại bỏ hết tinh dầu dưới miệng chúng.
Sau khoảng 10 phút thì vớt ra, rửa sạch, cắt bỏ phần chân rồi trộn với các loại gia vị như chanh, tỏi, đường, bột ngọt, nước mắm ngon, ớt. Chờ cà cuống ngấm đều các gia vị thì đem chiên.
Không giống cách chế biến một số côn trùng khác, cà cuống cần được chiên trong lửa lớn với nhiệt độ cao, nhiều dầu để món ăn thơm ngon nhất. Khi thấy cà cuống phình to, màu vàng sậm và nổi lên trên là có thể thưởng thức.
Đặt cà cuống chiên giòn lên đĩa, ăn kèm rau thơm và nước mắm chua cay. Tuy vẻ ngoài cà cuống có phần xấu xí, kỳ dị khiến thực khách không đủ can đảm nếm thử nhưng món ăn này được nhận xét là thơm ngon, lạ miệng. Mùi thơm của các loại gia vị hòa quyện với độ giòn rụm, béo ngậy của cà cuống đủ làm thực khách thích thú.
Cà cuống cũng được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn khác như cà cuống nướng, cà cuống quay,... Ở Hà Nội và một vài tỉnh khác còn có món bánh cuốn cà cuống rất thú vị. Chỉ cần nhỏ 1-2 giọt tinh dầu cà cuống vào bát nước mắm, ăn kèm nửa con cũng đủ khiến món ăn trở nên đặc sắc "có một không hai".
Cà cuống cũng có thể xào với rau xanh mà vẫn giữ được độ giòn, béo ngậy cùng hương vị thơm ngon đến lạ lùng.
Không chỉ là đặc sản thơm ngon, cà cuống còn rất bổ dưỡng. Chúng chứa hàm lượng protein, lipid và các vitamin dồi dào. Theo Đông y, loại côn trùng này có vị ngọt, cay, tính bình, không độc, có tác dụng bổ thận, tráng dương, lợi tiêu hóa.
Nhờ hương vị ngon lạ miệng và có giá trị dinh dưỡng cao nên cà cuống được bán với giá khá đắt đỏ. Ở một số tỉnh, cà cuống có giá 5-6 triệu đồng/kg, mỗi kg khoảng 80-90 con. Chỉ cần thưởng thức 1-2 con là thực khách cũng cảm nhận được sự hấp dẫn của món ăn.
Theo Đông y, cà cuống có nhiều tác dụng đối với cơ thể, có vị ngọt, tính bình, không độc nên được dùng để điều chế thuốc bổ thận, tráng dương và điều trị một số bệnh liên quan đến hệ tiêu hoá.
Bên cạnh đó, trong trứng và thịt của loài sinh vật này chứa hàm lượng protein, lipid cùng rất nhiều các loại vitamin. Đây là những dưỡng chất cần thiết, giúp bồi bổ và hồi phục sức khỏe.
Theo một số nghiên cứu khoa học, tinh dầu thơm của cà cuống chứa hợp chất hexanol acetate có khả năng kích thích thần kinh, làm hưng phấn và tăng cường khả năng quan hệ khi dùng với liều lượng thích hợp.
Cà cuống ngâm rượu rất thích hợp với cánh mày râu với hương thơm của hương quế và đây cũng là một bài thuốc Đông y trong việc điều trị bệnh và có khả năng tăng cường sinh lực cho phái nam.