Đà Nẵng vẫn luôn là thành phố du lịch được nhiều người yêu thích, bởi nơi đây được nhận xét là thành phố đáng sống với không khí trong lành, con người thân thiện, bãi biển đẹp, biển xanh, cát trắng, đồng thời lại là điểm đến rất gần với Hội An, vì vậy được nhiều du khách trong nước và nước ngoài đã lựa chọn.
Bên cạnh đó một điểm hấp dẫn nữa mà không thể không nhắc tới đó là ẩm thực với rất nhiều món ăn ngon, tươi, độc đạo và lạ từ tên gọi tới cách chế biến, cách thưởng thức.
Bánh canh ruộng là món ăn bình dân nhưng không kém phần thú hút khách du lịch khi đến Đà Nẵng. Từ nước dùng làm từ thịt, xương heo cùng với sợi bánh dày và dai, bánh canh có rất nhiều loại như: bánh canh cá, bánh canh chả, bánh canh cua, hay đơn giản như bánh canh trứng cút.
5 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5: Mì Quảng Đà Nẵng
Mì Quảng là món ăn đứng đầu bảng và được kể đến đầu tiên. Mì Quảng Đà Nẵng chính là niềm tự hào của những người con xứ Quảng. Chẳng ai biết món ăn dân dã này có từ lúc nào nhưng hương vị bát mì Quảng giờ không chỉ gói gọn ở Đà Nẵng – Quảng Nam mà đã lan truyền đi khắp mọi miền.
Mì Quảng cầu kỳ từ sợi bánh đến nước lèo, đồ ăn kèm. Tất cả đều được những người đầu bếp tài hoa chuẩn bị kỹ càng thì mới ra được bát mì Quảng ngon đúng vị. Sợi mì làm từ gạo còn nguyên vỏ cám, đem ngâm rồi xay tay, vẫn giữ vẹn nguyên chất dinh dưỡng của hạt gạo. Khi ăn vào cảm thấy bùi bùi, thơm hơn hẳn các loại mì khác.
Mì Quảng Đà Nẵng có thể được chế biến từ thịt gà, thịt bò cho đến cá lóc, cua, ếch. Ấy thế nhưng linh hồn của cả món ăn lại chính là nước lèo đậm đà. Khác với nhiều món ăn, nước dùng của mì Quảng chỉ xâm xấp bề mặt, vừa đủ ăn chứ không chan đầy cả tô.
Địa chỉ mì Quảng ngon:
Mì Quảng Ánh: 45 Phạm Văn Nghị
Mì Quảng Phú Chiêm: 63 Phạm Văn Nghị
Mì Quảng Phú Chiêm: 75 Châu Thị Vĩnh Tế
Quán Mì Quảng Thi: 251 Hoàng Diệu, quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng
Mì Quảng Bà Mua: 19 Trần Bình Trọng, quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng
Mì Quảng Bà Vị: 166 Lê Đình Dương, quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng
5 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5: Gỏi Cá Nam Ô Đà Nẵng
Sở dĩ gọi là Gỏi cá Nam Ô là bởi vì chính ngôi làng chài nhỏ Nam Ô ven biển cách trung tâm thành phố Đà Nẵng tầm chừng 10km về phía Bắc là cái nôi của món gỏi độc đáo này. Gỏi cá Nam Ô là đặc sản cực nổi tiếng của ngư dân làng Nam Ô tại Đà Nẵng. Gỏi được làm từ cá trích tươi Nam Ô và được ướp vị ngon đậm đà, không mùi tanh. Nước chấm mắm mè đậu phộng ăn kèm rau sống, rau tươi cuốn bánh tráng cực ghiền.
Địa chỉ gỏi cá Nam Ô ngon:
Gỏi cá Đông Đông: 928 Nguyễn Lương Bằng
Gỏi cá Vinh: 960 Nguyễn Lương Bằng Gỏi cá Nam Ô A Sinh: 130 Huỳnh Thúc Kháng
Quán Gỏi Nam Ô: 972 Nguyễn Lương Bằng, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng
Quán Gỏi Cá Thanh Hương – 1029 Nguyễn Lương Bằng, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng
5 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5: Mít Trộn Đà Nẵng
Món mít trộn Đà Nẵng được làm từ nhiều loại nguyên liệu dân dã và dễ tìm kiếm nên rất được mọi người ưa thích. Nguyên liệu đầu tiên và chủ yếu nhất chính là mít non được bỏ đi lớp vỏ xanh bên ngoài, bỏ cùi bên trong rồi cắt thành từng miếng vừa bằng nắm tay. Sau đó mít sẽ được luộc rồi cắt sợi hoặc xé tơi trộn gỏi.
Gỏi được trộn cùng bì thịt lợn luộc, thịt ba chỉ thái mỏng và tôm luộc bóc vỏ nhưng giữ lại đuôi, cuối cùng cho đậu phộng giã dập, hành phi, nước mắm chua ngọt với ít rau răm và húng lủi vào thêm phần đẹp mắt. Tất cả những nguyên liệu trên hòa quyện vào nhau để tạo nên một món ngon quyến rũ, có cả sắc lẫn vị và hương thơm khiến bao thực khách đã phải đắm say khi đi khám phá Đà Nẵng.
Địa chỉ mít trộn ngon:
Mít trộn Dì Lan: 362 Hoàng Diệu
Quán Dì Dung: 106 Lê Đ
Quán mít trộn Bà Già: 47/25 đường Lý Thái Tổ, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Quán Mít trộn Dì Anh: 34 Phạm Văn Nghị, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
5 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5: Bún Bò Đà Nẵng
Bún bò Đà Nẵng kết hợp nét độc đáo của ẩm thực Huế và nấu theo cách riêng của Đà Nẵng, đáp ứng khẩu vị của người dân địa phương.
Khác biệt với bún bò Huế, bún bò Đà Nẵng sử dụng sợi bún nhỏ, màu trắng và dài, kết hợp với nhiều lát thịt bò tái mềm ngon. Nước dùng bún bò Đà Nẵng thơm ngon và đậm đà vị sa tế, nếu bạn muốn thêm hương vị cay cay, có thể thêm chút mắm ruốc, hành tím muối, và ớt.
Địa chỉ bún bò ngon:
Gánh bún bò: 09 Võ Văn Tần
Bún bò Huế Na: 63 Lê Quang Đạo
Bún bò Huế bà Thương: 23 Trần Quốc Toản, quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng
Quán bún bò Huế O Ngọc: 48/2 Đường 2 Tháng 9, quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng
Quán bún bò Huế O Lành: 145 Hà Huy Tập, quận Thanh Khê, TP.Đà Nẵng
Bún mắm nêm Đà Nẵng vốn ban đầu chỉ là một món ăn dân dã của người dân Đà Nẵng. Tuy nhiên với hương vị đặc biệt và đậm đà, bún mắm nêm đã nhanh chóng trở thành đặc sản nổi tiếng của thành phố biển và chiếm được cảm tình của thực khách phương xa. Cái hay của món ăn Đà Nẵng này là du khách có thể thưởng thức vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
Nguyên liệu để làm món bún mắm nêm Đà Nẵng gồm bún tươi, thịt heo quay, chả bò, nem chua, mít non luộc, đu đủ non bào sợi, dưa leo, rau thơm cùng mắm nêm, vài miếng thơm và nhiều gia vị khác để làm nước chấm. Chế biến món nước chấm cho món bún này không quá phức tạp nhưng lại hơi tỉ mỉ và phải khéo nêm nếm.
Người ta vắt nước thơm cho vào mắm, nêm vừa ăn, thêm vào đó là ớt tỏi giã làm nước chấm có đủ vị, hơi sệt. Bún tươi được bỏ vào tô, dưới lớp bún là rau sống và rau thơm các loại. Trên lớp bún là thịt heo quay thái mỏng hoặc dày tùy theo độ nạc mỡ. Chả bò và nem chua cũng thái mỏng, trên cùng là mít non được xắt hạt lựu cùng chút rau răm và dưa leo. Thêm ít đậu phụng rang giã dập rồi chan mắm nêm để thưởng thức.
Bún mắm nêm Đà Nẵng hơi sệt, vừa thơm mùi mắm vừa nồng chút hương trái thơm có vị rất riêng. Bún mắm nêm Đà Nẵng là món ngon rất được lòng thực khách thập phương bởi sự bình dị nhưng rất thơm ngon và đậm đà của nó.
Địa chỉ bún mắm nêm ngon:
Bún mắm nêm Bi Mĩ: chợ Cồn Bún mắm dì Xem: bờ hồ Hàm Nghi
Bún mắm heo quay: 43-45 Phan Thanh
Bún mắm Ngọc Đà Nẵng: 20 Đoàn Thị Điểm, Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Bún mắm bà Thuyên Đà Nẵng: K424/03 Lê Duẫn, Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
5 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5: Bánh Xèo, Nem Lụi Đà Nẵng
Bánh xèo, nem lụi cũng là một trong những món nên nằm trong danh sách ăn uống khi đi du lịch Đà Nẵng. Bánh xèo Đà Nẵng mang một màu sắc rất riêng, từ cách làm đến hương vị đều dễ dàng phân biệt với những địa phương khác. Bánh Đà Nẵng có phần vừa phải, không mỏng như bánh xèo miền Tây cũng không dày như bánh khoái của Huế. Khi ăn vỏ bánh giòn tan, mang vị ngọt đặc trưng của nước cốt dừa.
Phần nhân bánh xèo Đà Nẵng chủ yếu là hải sản gồm có tôm, mực, cá… Phần nước chấm cũng được làm từ loại nước mắm thượng hạng, đặc biệt cho thêm gan heo, đậu phộng rang xay nhuyễn cho nước chấm thêm đậm đà, đặc sánh.
Địa chỉ bánh xèo, nem lụi ngon:
Quán bánh xèo Đà Nẵng: 130 Mẹ Suốt
Bánh xèo Bà Thúy: 319 Trưng Nữ Vương
Bánh xèo Đà Nẵng: 313 Hà Huy Tập
Quán Bà Dưỡng: K280/23 Hoàng Diệu, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Quán cô Mười: 23 Châu Thị Vĩnh Tế, quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng
5 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5: Hải Sản Đà Nẵng
Sự dồi dào và phong phú từ nguồn hải sản Đà Nãng đem đến cho du khách nhiều sự lựa chọn ăn uống. Một số món hải sản ngon "nhức nhối" được nhiều người biết đến như: mực nướng muối ớt/ sa tế, mực cơm béo ngậy, sò điệp nướng phô mai/ mỡ hành, ốc, cua Huỳnh Đế, nghêu hấp sả…
Địa chỉ Hải sản ngon:
Hải sản Nam Đảnh: K139/59/38 Trần Quang Khải
Hải sản Bé Mặn: 08 Võ Nguyên Giáp
Hải sản Bà Rô: 115 Lý Tử Tấn, Sơn Trà
Quán Lộng Gió: Lô 5 – 6 – 7 Trần Hưng Đạo, Quận Sơn Trà,TP. Đà Nẵng
Cua Biển Quán: Lô 10, Võ Nguyên Giáp, Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng
5 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5: Phá Lấu Đà Nẵng
Phá lấu vốn là món ăn có nguồn gốc từ miền Nam, cụ thể là từ các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Món ăn này được yêu thích bởi hương vị đậm đà, chế biến từ những loại nguyên liệu nội tạng bò thơm ngon. Những năm gần đây, phá lấu đã du nhập vào Đà Nẵng, bắt đầu được người dân địa phương chế biến lại và biến tấu theo khẩu vị của người miền Trung. Dần dần phá lấu đã trở nên quen thuộc với người dân địa phương và cả khách du lịch, mang màu sắc rất riêng khiến thực khách phải tấm tắc khen ngon.
Phá lấu ăn kèm bánh mì với nước dùng đậm đà vị nước cốt dừa, hương vị dễ ăn phù hợp với khẩu vị của số đông giúp món ăn này ngày càng phổ biến.
Địa chỉ ăn phá lấu:
Phá lấu 1976: 57 Ngũ Hành Sơ
Phá lấu Cu Mập: 09 Võ Văn Tần
Phá lấu Thủy: 57 Nguyễn Huy Tưởng, Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng
Phá lấu Sinh: 282 Trưng Nữ Vương, Hải Châu, TP. Đà Nẵng
5 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5: Ốc Trộn Đà Nẵng
Ốc Đà Nẵng dù chỉ bán trong những quán vỉa hè nhưng lại hấp dẫn biết bao thực khách gần xa bởi hương vị đặc trưng riêng không tìm được ở đâu khác. Món ốc từ lâu đã là nguyên liệu quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt và có mặt ở khắp các tỉnh thành. Tuy nhiên ở mỗi nơi sẽ có một cách chế biến khác tạo nên những món ốc có hương vị khác nhau.
Ốc ở Đà Nẵng vô cùng đa dạng với các loại ốc hút, ốc xào, ốc luộc, ốc hấp, ốc trộn trở thành món ăn quen thuộc của người Đà Nẵng đặc biệt là vào buổi tối. Nếu du khách thích ăn ốc thì hãy tới Đà Nẵng để cảm nhận sự phong phú của những món ăn làm từ ốc ở nơi đây.
Địa Chỉ ăn ốc trộn ngọn:
Ốc Zè Zè: 19 Núi Thành, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Ốc Ken Sài Gòn – Núi Thành: 146 Núi Thành, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Ốc Hút Đĩa Bay: Đường 2/9, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng