Chúng hôi hám và đặc biệt ai trúng nước giải bọ xít dễ bị mụn rộp và sưng mắt. Với nhiều người xem bọ xít là ác mộng, thế nhưng với bà con dân tộc Thái ở nhiều nơi thì đây lại là nguyên liệu chế biến nhiều món ăn ngon trứ danh, trong đó nổi tiếng nhất là món bọ xít rang lá chanh.
Đắt đỏ, đang được săn lùng
Thực tế, giá bọ xít ở đây là 200-300 ngàn/kg trong khi lợn mán chỉ là 120 ngàn/kg. Theo đó, loại bọ xít để chế biến món ăn phải là loại bọ non chưa mọc ra cánh cứng và sống trên những cây vải, nhãn. Để bắt được nhiều bọ xít, người dân nơi đây sắm cho mình loại lưới mắt nhỏ và dày để bảo vệ hoa và quả nhãn, sau khi đã buông lưới thì dùng những sào dài rung nhẹ từng chùm hoa, bọ xít thấy động là bay lên và rơi liền xuống đất. Sau khi bắt về, để khử hết mùi hôi, bọ xít sẽ được ngâm vào nước muối loãng cho đến khi bọt khí từ bọ xít bốc lên phủ kín mặt nước.
Có thể ngâm trong nước chua của măng khoảng 10-15 phút cho hết mùi hôi. Thực tế, bọ xít rất sợ mùi măng chua và loại nước này khử mùi hôi côn trùng rất tốt.
Sau khi ngâm đem vặt bỏ đầu, cánh, chân rút ruột rồi đem chiên với dầu hoặc mỡ. Để bọ xít giòn tan, phải chiên trên chảo dầu sôi, bếp lửa to và đảo đều tay. Trước khi bày ra đĩa cho thêm lá chanh thái chỉ và không cần cho thêm bất cứ loại gia vị nào vì bản thân con bọ xít đã mang trong mình những vị mặn, cay, ngọt. Món bọ xít đạt chuẩn là có màu sẫm óng, khi nếm thấy có vị ngọt, béo ngậy nơi đầu lưỡi và giòn tan thơm nức.
Người Sơn La thường dùng món ăn này với cơm nóng hoặc nhâm nhi với rượu ngô trong bữa ăn gia đình. Đối với người dân nơi đây, món bọ xít rang lá chanh là món ăn quen thuộc, dân dã và giàu dinh dưỡng. Hàng năm cứ vào độ nhãn ra hoa, kết trái, người dân Sơn La lại rủ nhau vào rừng nhãn, rừng vải để bắt côn trùng về ăn. Hiện nay, món ăn này cũng trở nên phổ biến và được nhiều khách du lịch ưa chuộng mỗi khi có dịp ghé qua nơi đây.
Bọ xít rang phổ biến ở nhiều tỉnh vùng Tây Bắc. Dần dần, một số nơi trồng nhiều nhãn, vải cũng xuất hiện nhiều bọ xít, người ta làm ăn thử và dần dần cũng có nhiều nơi ở các tỉnh như Hưng Yên, Hải Dương... ăn món này.
Lạ lạ, vui vui cái miệng
Tưởng tượng thì sợ, nhưng mà nhìn đĩa bọ xít rang vàng ruộm, lại thơm lừng, cũng thấy bắt đầu thèm thèm. Con bọ xít rang đã trở nên giòn tan, mùi hôi biến mất và chỉ còn lại hương thơm của sự "cháy cạnh", của lá chanh... Gia vị nêm nếm vừa đủ, ăn cũng lạ lạ, vui vui cái miệng. Nếu ai từng ăn châu chấu, cào cào rang thì món này cũng na ná như vậy. Chẳng hề kinh khủng đâu, ăn quen có khi còn "nghiện" là đằng khác.
Tại Quảng Đông, Trung Quốc, giá của những con bọ xít hôi này lên tới 300 tệ (khoảng 1 triệu đồng)/0.5kg. Bọ xít hôi ở đây cũng được đem nấu thành súp cùng với đuôi heo và nhiều loại rau củ, thảo mộc khác. Mặc dù ban đầu chúng có mùi hôi rất khó chịu nhưng sau khi sơ chế và chế biến thành món ăn thì sẽ trở nên rất thơm ngon. Bây giờ, khi người ta càng muốn thử mấy món ăn độc lạ thì bọ xít rang đã phổ biến hơn một chút, xuất hiện cả ở mấy nơi thành thị. Đặc biệt, nếu như thời gian trước, bọ cạp là món ăn phổ biến tại các quán nhậu ở Hà Nội thì giờ nó đã không còn được coi là "hàng độc" nữa. Dân nhậu đất Hà thành giờ lại đang kháo nhau tìm ăn... bọ xít.
Đây thực sự là món ăn giàu dinh dưỡng vừa tốt cho cơ thể lại loại bỏ côn trùng hại cây. Hiện nay, món ăn này cũng trở nên phổ biến và được nhiều khách du lịch ưa chuộng. Ảnh: Nguyễn Hưng
Ngày nay, món ăn đã phổ biến và được đông đảo du khách yêu thích. Nếu có dịp đến du lịch Tây Bắc thì chắc chắn bạn không thể bỏ qua món ăn này.
Bọ xít hại vải nhãn có tên khoa học Tessaratoma papillosa. Chúng gây hại trên các cây nhãn và cây vải. Cũng như nhiều loài côn trùng khác, bọ xít được coi là nguồn thực phẩm tiềm năng của con người vì chúng có chứa hàm lượng cao protein, chất béo, chất khoáng và vitamin.
Báo điện tử Dân Việt mở chuyên mục "Kể chuyện làng" từ 4/3/2020. Chuyên mục dành cho tất cả các tác giả chuyên và không chuyên có tình yêu với làng quê và muốn chia sẻ câu chuyện thật của mình với bạn đọc.
Bài viết phải chưa được đăng tải trên bất kì phương tiện thông tin đại chúng hoặc ấn phẩm nào. Các tác giả vui lòng ghi rõ họ tên, bút danh (nếu có), địa chỉ liên hệ, email, số điện thoại, số tài khoản nhận nhuận bút.
Bài viết cộng tác với chuyên mục "Kể chuyện làng" xin gửi về email: kechuyenlang@gmail.com; điện thoại liên hệ: 0903226305