Dân Việt

T.Ư Hội NDVN và Liên minh HTX phối hợp hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp

PV Hội và Tam nông 23/06/2024 05:37 GMT+7
Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã ký kết Chương trình phối hợp giữa 2 cơ quan về việc tham gia hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp giai đoạn 2024 – 2030.

Đến năm 2030 phấn đấu tư vấn, hỗ trợ thành lập mới ít nhất 750 HTX, 4.000 THT 

Thực hiện Quyết định số 182/QĐ-TTg ngày 20/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Hội Nông dân Việt Nam tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp đến năm 2030"; Điều lệ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam; Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (gọi tắt là hai cơ quan) thống nhất ký kết Chương trình phối hợp số 254 -CTPH/LMHTXVN-HNDVN ngày 11/4/2024 về việc hai cơ quan phối hợp tham gia hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể (KTTT) trong nông nghiệp giai đoạn 2024 – 2030.

Chương trình phối hợp nhằm nâng cao vai trò, hiệu quả tham gia phát triển KTTT trong nông nghiệp của các cấp Hội Nông dân và Hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; khơi dậy tinh thần hợp tác, khởi nghiệp, sáng tạo của hội viên nông dân; thu hút nhiều nông dân tham gia phát triển KTTT trong nông nghiệp; góp phần nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của hội viên, nông dân, thực hiện hiệu quả một số mục tiêu theo Quyết định số 182/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

T.Ư Hội NDVN và Liên minh HTX phối hợp hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp- Ảnh 1.

Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Cao Xuân Thu Vân thăm mô hình nuôi cá lồng bè kết hợp làm du lịch của nông dân Cần Thơ.

Theo Chương trình phối hợp, hai cơ quan Hội Nông dân Việt Nam và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phấn đấu đến năm 2030 sẽ tư vấn, hỗ trợ thành lập mới ít nhất 750 HTX, 4.000 THT trong nông nghiệp; củng cố, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động cho 1.500 HTX nông nghiệp do các cấp Hội Nông dân vận động, hướng dẫn, hỗ trợ thành lập.

Hai cơ quan phấn đấu có ít nhất 45% số HTX nông nghiệp do Hội Nông dân hỗ trợ thành lập tham gia liên kết sản xuất, kinh doanh với doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác 30% số HTX nông nghiệp được hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn tín dụng.

Ít nhất 90% số cán bộ chủ chốt HTX nông nghiệp do Hội Nông dân hỗ thành lập được tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ.

Theo chương trình phối hợp, hai cơ quan Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Liên minh HTX Việt Nam thống nhất 5 nội dung phối hợp:

1. Thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho hội viên, nông dân về vai trò, tiềm năng phát triển KTTT trong nông nghiệp.

1.1. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về KTTT trong nông nghiệp; phối hợp, lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, nâng cao nhận thức cho hội viên, nông dân về tiềm năng phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi giá trị; vận động nông dân thay đổi tư duy sản xuất phát triển kinh tế nông nghiệp.

T.Ư Hội NDVN và Liên minh HTX phối hợp hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp- Ảnh 2.

Mô hình trồng dưa công nghệ cao của HTX Nông nghiệp công nghệ cao Kim Long ở tỉnh Bình Dương. Ảnh: Nguyên Vỹ

1.2. Phối hợp khai thác, đăng tải các tin, bài viết, phóng sự về: Kết quả vận động, hỗ trợ thành lập các THT, HTX nông nghiệp; giới thiệu các mô hình KTTT, HTX nông nghiệp, chi Hội, tổ Hội Nông dân nghề nghiệp hoạt động hiệu quả; những cách làm hay, sáng tạo, các tấm gương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, điển hình, tiên tiến về hợp tác, liên kết trong sản xuất nông nghiệp trên các chuyên trang, chuyên mục phương tiện truyền thông của hai cơ quan.

2. Củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của THT, HTX nông nghiệp do Hội Nông dân vận động, hướng dẫn, hỗ trợ thành lập

2.1. Phối hợp rà soát, tư vấn, hỗ trợ kiện toàn tổ chức, hoạt động của các THT, HTX nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã năm 2023: (1) Xây dựng, hoàn thiện phương án sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị; (2) Hoàn thiện, sửa đổi điều lệ, quy chế hoạt động; (3) Hướng dẫn các HTX thủ tục sắp xếp, củng cố bộ máy phù hợp với điều kiện thực tế của các HTX; (4) Liên kết, đa dạng hóa các dịch vụ cung ứng đầu vào, đầu ra cho thành viên HTX; (5) Hướng dẫn HTX rà soát, xác định thành viên chính thức, thành viên liên kết.

2.2. Phối hợp hỗ trợ hội viên, nông dân, các thành viên THT, HTX nông nghiệp tham gia liên kết sản xuất, kinh doanh, thành lập doanh nghiệp trong HTX, góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật nhằm phát triển sản xuất, hình thành mạng lưới THT, HTX nông nghiệp điển hình.

2.3. Tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ các HTX nông nghiệp do Hội Nông dân vận động, hỗ trợ thành lập tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX trung ương và địa phương; nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân các cấp.

2.4. Hỗ trợ nâng cao số lượng và chất lượng các dịch vụ của THT, HTX nông nghiệp; phối hợp hướng dẫn, hỗ trợ phát triển và nhân rộng các mô hình THT, HTX nông nghiệp liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hỗ trợ chuyển đổi số, chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ cho THT, HTX nông nghiệp.

2.5. Hỗ trợ giới thiệu, quảng bá các sản phẩm của THT, HTX nông nghiệp tại các Hội nghị xúc tiến thương mại, kết nối sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Hỗ trợ phân phối và tiêu thụ sản phẩm của THT, HTX nông nghiệp, nông sản, sản phẩm OCOP của nông dân qua hệ thống các kênh tiêu thụ của HTX.

2.6. Rà soát kết quả hoạt động, đề xuất các giải pháp cụ thể hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của THT, HTX nông nghiệp; phối hợp với các cơ quan chức năng sắp xếp, tái cơ cấu, tổ chức lại THT, HTX nông nghiệp hoạt động không hiệu quả, ngừng hoạt động.

3. Tư vấn, hỗ trợ hội viên, nông dân thành lập mới các THT, HTX trong nông nghiệp

3.1. Phối hợp, lồng ghép tổ chức tuyên truyền, tìm kiếm hội viên, nông dân có nhu cầu thành lập các tổ THT, HTX nông nghiệp.

trình phối hợp đạt hiệu quả.

4. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu phát sinh yêu cầu, nội dung cần sự phối hợp mới hoặc có khó khăn, vướng mắc, hai đơn vị đầu mối có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Liên minh HTX Việt Nam và Lãnh đạo Hội Nông dân Việt Nam xem xét, kịp thời điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

5. Định kỳ hằng năm và giai đoạn, tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm trong việc thực hiện Chương trình phối hợp và xây dựng kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo; tôn vinh, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích, sáng kiến thực hiện hiệu quả Chương trình phối hợp này.

Chương trình phối hợp được thống nhất giữa hai cơ quan và có hiệu lực từ ngày ký.