PGS.TS Lê Thành Bắc, Phó Giám đốc Đại học Đà Nẵng cho biết, giảng viên đại học là ngành nghề đặc thù, điều kiện, tiêu chuẩn khi tuyển dụng cao hơn so với viên chức các ngành khác. Tuy nhiên, Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn chưa thể hiện được đặc điểm riêng biệt của nhà giáo trong công tác tuyển dụng, sử dụng giảng viên. Thu nhập chưa cao đang gây khó khăn trong việc tuyển dụng giảng viên.
Chế độ tiền lương còn bất cập, chưa tương xứng với vị thế và đặc thù giảng viên đại học: Nghị định số 85/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định: Giảng viên đại học yêu cầu khi tuyển dụng phải có trình độ đào tạo là thạc sĩ trở lên (mất khoảng 6 năm học). Nhưng xếp lương thì như đại học (4 năm), cho thấy tuyển dụng mới giảng viên sẽ thấp hơn ít nhất 1 bậc lương so với các chức danh nghề nghiệp khác, điều này làm ảnh hưởng đến chính sách thu hút giảng viên trẻ có học vị thạc sĩ, tiến sĩ.
Nguồn ngân sách nhà nước cấp giảm dần theo lộ trình tăng cường tự chủ tài chính cho các cơ sở giáo dục đại học, nguồn thu chính của các trường đang là học phí, tuy nhiên trong những năm gần đây, học phí không tăng nên làm hạn chế nguồn lực đầu tư cho công tác đào tạo, thu hút nhân tài
Ngoài ra, PGS.TS Lê Thành Bắc cũng cho rằng khó khăn trong việc triển khai Đề án 89: Kinh phí hỗ trợ từ Đề án 89 còn thấp, chưa đủ trang trải cho việc học, dẫn đến số lượng giảng viên nộp hồ sơ đăng ký ít (khá nhiều giảng viên tìm các nguồn học bổng toàn phần khác, dẫn đến số lượng giảng viên được cử đi học đang ít hơn cả so với số lượng chỉ tiêu được Bộ GDĐT giao)
Một số cơ sở đào tạo nước ngoài yêu cầu phải nộp học phí trước thời điểm Bộ GDĐT cấp kinh phí nên một số giảng viên không có đủ điều kiện để nộp học phí trước, dẫn đến không nhập học được và xin rút khỏi Đề án 89 (Đại học Đà Nẵng đang có 2 giảng viên). Một số giảng viên còn gặp khó khăn khi tìm GS hướng dẫn và cơ sở đào tạo.
PGS.TS Lê Thành Bắc cho rằng nên trao quyền tự chủ tối đa cho các cơ sở giáo dục đại học công lập trong việc tuyển dụng giảng viên (hình thức, quy trình, thủ tục rút gọn); thực hiện chế độ tiền lương theo vị trí việc làm và theo năng lực của từng cá nhân để thu hút tối đa nguồn nhân lực chất lượng cao.
Điều chỉnh chế độ tiền lương tương xứng với vị thế và đặc thù giảng viên đại học, đảm bảo lương của giảng viên ít nhất phải bằng hoặc cao hơn so với viên chức chuyên ngành đặc thù khác.
Tăng kinh phí hỗ trợ GV đi học: Để đảm bảo thu hút nhiều giảng viên đi học theo Đề án 89, đề nghị Chính phủ tăng kinh phí hỗ trợ người học theo Đề án 89, đặc biệt là đi học nước ngoài; Cấp kinh phí sớm, kịp thời hoặc cho giảng viên ứng trước kinh phí;
Để giảng viên kịp thủ tục đi học theo đúng thời gian theo thư mời nhập học, đề nghị Bộ GDĐT có quyết định phê duyệt sớm (cải tiến để phê duyệt thường xuyên), cũng như việc cấp thư chứng minh tài chính, quyết định cử đi học đối với trường hợp học ở nước ngoài.
Cần có thêm các chương trình học bổng ngắn hạn, trao đổi giảng viên để tiếp cận các phương pháp quản trị tiên tiến, phương pháp giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại các cơ sở đào tạo nước ngoài.
Giảng viên | Hệ số | Mức lương từ 1/7/2024 |
- Cao đẳng sư phạm cao cấp. - Đại học cao cấp | - Viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1). - Từ 6,2 - 8,0. | Dao động từ 14.508.000 - 18.720.000 đồng/tháng |
- Cao đẳng sư phạm chính. - Đại học chính. | - Viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1). - Từ 4,4 - 6,78. | Dao động từ 10.296.000 - 15.862.200 đồng/tháng |
- Cao đẳng sư phạm. - Giảng viên đại học. - Trợ giảng. | - Viên chức loại A1. - Từ 2,34 - 4,98. | Dao động từ 5.475.600 - 11.653.200 đồng/tháng |
Căn cứ Nghị định 74/2024/NĐ-CP, lương tối thiểu vùng từ 01/7/2024 cụ thể như sau:
Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc | Mức lương tối thiểu vùng |
Vùng I | 4.960.000 đồng/tháng |
Vùng II | 4.410.000 đồng/tháng |
Vùng III | 3.860.000 đồng/tháng |
Vùng IV | 3.450.000 đồng/tháng |