- Festival dừa sáp Trà Vinh là sự kiện đặc biệt, được tổ chức nhằm tôn vinh, quảng bá thương hiệu, những giá trị của dừa sáp và khẳng định sự nỗ lực, quyết tâm của địa phương khi đưa các sản phẩm chế biến sâu từ dừa sáp ra các thị trường thế giới.
Sự kiện còn tạo điều kiện giao thương hàng hóa, kết nối cung cầu, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản và du lịch huyện Cầu Kè nói riêng và tỉnh Trà Vinh nói chung. Qua đó, tỉnh mong muốn giới thiệu, quảng bá tiềm năng, lợi thế, chính sách thu hút đầu tư của tỉnh đến các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Festival dừa sáp Trà Vinh năm nay đặc biệt lớn khi có sự tham gia của các tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL, TP.HCM, Quảng Nam,...Tổng lãnh sự quán, lãnh sự quán các nước tại TP.HCM, các nhà khoa học...
- Festival dừa sáp Trà Vinh diễn ra từ ngày mai (25/8) và kéo dài đến hết ngày 31/8. Địa điểm tổ chức là tại thị trấn Cầu Kè, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh - nơi có diện tích dừa sáp lớn nhất tỉnh. Huyện Cầu Kè cũng là nơi trồng dừa sáp mà trái đạt độ sáp cao nhất, ăn ngon nhất.
Trong khuôn khổ Festival dừa sáp Trà Vinh sẽ diễn ra các hoạt động chính như lễ khai mạc (tối ngày 25/8), hội thi chế biến 100 món ăn ngon từ dừa sáp để xác lập kỷ lục (27/8), trưng bày trái cây đặc sản của địa phương (25-31/8), hội thảo về thực trạng và tiềm năng dừa sáp 926/8), tọa đàm du lịch với chủ đề "Cầu Kè - tiềm năng ven sông Hậu" (30/8).
Đặc biệt, trong lễ khai mạc Festival dừa sáp Trà Vinh, sẽ tổ chức trao quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ cấp "Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm trái dừa sáp tỉnh Trà Vinh" cho UBND tỉnh Trà Vinh.
Ngoài ra, sau lễ khai mạc Festival dừa sáp Trà Vinh, sẽ có chương trình bắn pháo hoa tầm thấp trong 15 phút tại khu vực lễ. Thời gian bắn pháo hoa bắt đầu lúc 21 giờ 30 phút.
- Tuần lễ Vu Lan Thắng hội huyện Cầu Kè là hoạt động được tổ chức hàng năm thu hút từ 30.000-50.000 khách đến tham quan. Năm nay, sự kiện này được tổ chức kết hợp với Festival dừa sáp Trà Vinh sẽ làm gia tăng về quy mô, phong phú về hoạt động.
Tuần lễ Vu Lan Thắng hội huyện Cầu Kè diễn ra từ ngày 27 đến ngày 31/8 với các hoạt động chính như: lễ khai mạc (tối 27/8), hội chợ thương mại (25-31/8), không gian ẩm thực (25-31/8), liên hoan lân sư rồng (28-29/8), trưng bày hình ảnh lễ Vu Lan Thắng hội (27-31/8), hoạt động thể thao và trò chơi dân gian (30-31/8), hoạt động tín ngưỡng Ông Bổn (27-31/8).
Riêng trong đêm khai mạc, sẽ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Lễ hội Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
- Dừa sáp Trà Vinh không giống các loại dừa khác, trái dừa sáp có lớp cơm dày, dẻo, đặc quánh cùng với ít nước sệt, vị béo ngậy và có hương thơm rất đặc trưng. Lớp sáp trứ danh này chính là điểm có một không hai của dừa sáp.
Cây dừa sáp nguyên bản rất kén đất và khó trồng, chỉ có thể ra trái sáp ở vùng đất Cầu Kè nhờ đặc tính khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp. Mỗi buồng dừa chỉ cho tỷ lệ trái sáp từ 20% - 30%. Đây cũng là lí do dừa sáp Cầu Kè rất hút hàng, có giá cao (giá dừa sáp tại vườn từ 80 – 150.000 đồng/trái, có thời điểm tăng đến 160 - 200.000 đồng/trái).
Từ năm 2005 đến nay, diện tích cây dừa sáp Trà Vinh phát triển nhanh. Cụ thể, năm 2005 toàn tỉnh chỉ có 43ha và tăng lên 170ha vào năm 2017. Những năm tiếp theo, diện tích trồng dừa sáp tiếp tục tăng nhanh tại các huyện Cầu Kè, Tiểu Cần, Châu Thành và TP. Trà Vinh. Hiện toàn tỉnh có khoảng trên 1.277ha dừa sáp.
Chiến lược phát triển dừa sáp Trà Vinh là triển khai nhiều biện pháp mở rộng vùng nguyên liệu theo tiêu chuẩn VietGAP và hữu cơ; ứng dụng khoa học kỹ thuật trong việc nhân giống để cho ra những cây dừa sáp có tỉ lệ sáp cao hơn; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến. Để từ đó, dừa sáp Trà Vinh dần vươn ra thị trường của nhiều quốc gia trên thế giới.
Song song đó, tỉnh cũng phát triển dừa sáp gắn với dịch vụ du lịch. Đồng thời có các chính sách hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm dừa sáp, hỗ trợ nông dân liên kết cùng doanh nghiệp để tiêu thụ nguyên liệu hoặc sản phẩm sơ chế.
Xin cảm ơn ông!