Theo báo cáo của Trung tâm khuyến nông Quốc gia, biến đổi khí hậu đã gây ra nhiều tác động tiêu cực đến Việt Nam. Khí nhà kính hiện được coi là nguyên nhân chủ yếu làm tăng nhiệt độ toàn cầu. Trong đó, nông nghiệp chỉ xếp sau ngành năng lượng và giao thông vận tải về lượng phát thải khí nhà kính ra môi trường, góp phần làm gia tăng tốc độ biến đổi khí hậu.
Cụ thể, nền nông nghiệp nước ta chiếm khoảng 30% tổng lượng phát thải khí nhà kính toàn quốc. Phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp tập trung chủ yếu trong 3 lĩnh vực chính: trồng lúa nước phát thải 49,7 triệu tấn CO2 quy đổi (CO2e), chiếm 50%; chăn nuôi phát thải 18,5 triệu tấn CO2e, chiếm 19%; quản lý đất và sử dụng phân bón phát thải 13,2 triệu tấn CO2e, chiếm 13%. Các lĩnh vực khác, chiếm 18%.
Trong đó, lúa gạo là mặt hàng nông nghiệp quan trọng của Việt Nam nhưng lại chiếm tới 48% lượng phát thải khí nhà kính của ngành nông nghiệp và hơn 75% lượng khí thải mê tan, tương đương với lượng phát thải khoảng 49,6 triệu tấn khí nhà kính mỗi năm.
Đối với tỉnh Ninh Thuận, diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh là 290.885 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 84.800 ha. Với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình khô, nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh nên nông dân chủ yếu phát triển các loại cây trồng như: nho, táo, tỏi, măng tây, nha đam, dưa lưới…và chăn nuôi bò, dê, cừu.
Ông Trương Khắc Trí, Phó giám đốc Sở NN & PTNT tỉnh Ninh Thuận cho biết, Ninh Thuận là một trong những địa phương chịu tác động mạnh của khi thải nhà kinh và biến đổi khí hậu, đặc biệt là hạn hán thường xuyên xảy ra.
Tuy nhiên, những năm gần đây Ninh Thuận đã đẩy mạnh cơ cấu ngành nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, minh chứng rõ nhất là diện tích nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ ngày càng nhân rộng. Nông nghiệp trờ thành một trong những ngành kinh tế chủ lực của Ninh Thuận.
Thông kế trong năm 2023 vừa qua, diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Ninh Thuận đạt 565ha, giá trị sản xuất bình quân đạt 938 triệu đồng/ha/năm, riêng dưa lưới và nho công nghệ cao đạt hơn 1,2 tỷ đồng/ha/năm.
Cũng theo ông Trí, tọa đàm giảm phát thải nhà kinh trong nông nghiệp lần này là cơ hội để các địa phương, đơn vị, đặc biệt là người nông dân tỉnh nhà tiếp cận được nhiều thông tin hữu ích nhằm sản xuất hiệu quả, góp phần giảm thiểu khi thải nhà kính trong nông nghiệp và thích ứng biến đổi khí hậu.
Tại buổi tọa đàm, hơn 100 đại biểu và nông dân địa phương đã được giới thiệu một số mô hình sản xuất và chăn nuôi hiệu quả, thích ứng với biến đổi khí hậu như: Mô hình chăn nuôi lợn, trồng trọt theo hướng hữu cơ; Mô hình vỗ béo trâu, bò thịt và xử lý môi trường bằng chế phẩm sinh học kết hợp trồng trọt; Mô hình nông nghiệp tuần hoàn…
Thông qua giúp các đơn vị, địa phương và nông dân tiếp cận các thông tin bổ ích về giải pháp, công nghệ và mô hình phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn, giảm thiểu phát thải khi nhà kính góp phần triển nông nghiệp bền vững, hiệu quả.