Cá lòng tong thường sống ở môi trường nước ngọt, nước lợ ven các con sông, kênh rạch, đặc biệt ở huyện U Minh, huyện Trần Văn Thời, huyện Thới Bình…và các xã ven thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
Người dân nông thôn Cà Mau kéo bắt cá long tong trên các kênh, rạch.
Một trong những kiểu bắt cá lòng tong ở Cà Mau là người dân đặt lú.
Cá lòng tong con lớn nhất cở ngón tay áp giữa của người lớn, toàn thân có màu trắng bạc, chúng rất dễ bắt do tập tính sống thành từng đàn và dễ đánh bắt.
Cá lòng tong có quanh năm, bắt cá lòng tong thì có nhiều cách như: câu, giăng lưới, đặt lú, đặt vó, chài nhưng phố biến nhất vẫn là kéo lưới vì kéo bắt được nhiều cá mà không tốn nhiều thời gian.
Ngày trước ở miệt quê Cà Mau, cá lòng tong nhiều vô số. Ngày đó đi bắt cá đồng tự nhiên này chỉ là thú vui những lúc nhàn rỗi của những người nông dân chân lấm tay bùn để đổi món trong bữa cơm thường ngày chứ chẳng buôn bán gì.
Mẻ lưới trúng, dính vô số con cá lòng tong-thứ cá đồng tự nhiên vùng sông nước Cà Mau.
Cá lòng tong bắt được chị em phụ nữ làm ngay để giữ được chất tươi ngon từ cá.
Cá lòng tong bắt về được chế biến thành nhiều món ăn dân dã khác nhau. Nhưng có lẽ món ngon quen thuộc nhất trong bữa cơm gia đình ở thôn quê Cà Mau là món cá lòng tong kho tiêu.
Sau khi làm sạch, ướp cá lòng tong ướp với gia vị đem kho tiêu thì quả là ngon hết sảy. Cá lòng tong kho tiêu thơm lừng, thịt ngon ngọt đậm chất phù sa của kênh rạch.
Vị ngọt thơm của cá lòng tong kho tiêu quê hương Cà Mau hòa quyện với sự mặn mòi từ gia vị, cay nòng của tiêu cùng với béo ngậy của thịt thì không còn gì bằng.
Để rồi những ai từng gắn bó với sông nước kênh rạch Cà Mau đi xa quê thì khó mà quên món ăn quen thuộc quê mùa từ con cá lòng tong.
Cá lòng tong sau khi làm, để ráo nước.
Đặc sản cá lòng tong kho tiêu-món ngon dân dã đậm chất quê vùng kênh, rạch Cà Mau.