Dân Việt

Phát triển chăn nuôi bền vững, tăng trưởng xanh: "Chìa khóa" giảm phát thải, hướng tới Net Zero

Nhóm PV 22/10/2024 09:29 GMT+7
Nhằm tìm ra các nút thắt, điểm nghẽn để thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững, giảm phát thải, hướng đến tăng trưởng xanh và nhằm góp phần thực hiện mục tiêu Net Zero vào năm 2050, Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến: "Thúc đẩy chăn nuôi bền vững, tăng trưởng xanh".

Hàng năm, lĩnh vực chăn nuôi nước ta đóng góp từ 25 - 26% vào GDP của ngành nông nghiệp và là một trong những phân ngành nông nghiệp phát triển nhanh nhất, kể cả trong thời kỳ đại dịch COVID-19. Hơn 1 thập niên qua, lĩnh vực này duy trì mức tăng trưởng từ 4,5 đến 6%. Đơn cử năm 2023, giá trị tăng trưởng ngành chăn nuôi đạt 5,72%, doanh thu đạt hơn 33 tỷ USD, đóng góp 26% vào GDP nông nghiệp và hơn 5% vào GDP của nền kinh tế đất nước. Đã từ lâu, chăn nuôi được xác định là một ngành chủ lực, cần phải chuyển dịch từ chăn nuôi quy mô nhỏ sang chăn nuôi tập trung, hàng hóa, quy mô lớn.

img

Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến chủ đề: "Thúc đẩy chăn nuôi bền vững, tăng trưởng xanh". Ảnh: Việt Anh

Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đã đạt được, ngành chăn nuôi nước ta cũng đang đứng trước những khó khăn, thách thức về môi trường, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và phát triển bền vững…

Nhằm góp thêm tiếng nói giúp các cơ quan quản lý, người chăn nuôi và cộng đồng doanh nghiệp trong ngành tìm ra các nút thắt, điểm nghẽn để thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững, giảm phát thải, hướng đến tăng trưởng xanh và nhằm góp phần thực hiện mục tiêu Net Zero vào năm 2050, Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề: "Thúc đẩy chăn nuôi bền vững, tăng trưởng xanh".

Tham dự Tọa đàm có:

- Ông Tống Xuân Chinh – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT).

- Ông Nguyễn Đức Trọng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam, nguyên Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi.

- Ông Nguyễn Quang Hiếu – Giám đốc Đối ngoại De Heus Việt Nam

Thúc đẩy chăn nuôi bền vững: Thực trạng và giải pháp

Có mặt tại tọa đàm, TS. Tống Xuân Chinh – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) đã có những chia sẻ, đánh giá về một số kết quả nổi bật của ngành chăn nuôi trong 5 năm trở lại đây. 

TỌA ĐÀM TRỰC TUYẾN: "Thúc đẩy chăn nuôi bền vững, tăng trưởng xanh" - Ảnh 1.

TS. Tống Xuân Chinh – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT).

Cụ thể, ông Tống Xuân Chinh - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho biết, chăn nuôi là 1 trong 4 tiểu ngành đóng góp lớn vào GDP của ngành Nông nghiệp, cung cấp sản phẩm protein lớn cho vật nuôi, tiểu ngành có sự đóng góp quan trọng, phát triển với tốc độ 5 - 7%/năm, góp phần quan trọng duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành Nông nghiệp.

Ngành chăn nuôi đã và đang góp phần quan trọng vào an ninh dinh dưỡng quốc gia, tạo sinh kế gần 10 triệu hộ gia đình trên cả nước, với đóng góp 25,2% vào GDP nông nghiệp. trong năm năm vừa qua, thự nghiện quá trình chuyển đổi quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từ quy mô trong trang trại

Về mặt pháp luật, ngành chăn nuôi có hệ thống pháp luật, từ luật đến các văn bản hướng dẫn luật, các chính sách hỗ trợ chăn nuôi bền vững. Hiện, ngành chăn nuôi được ghi nhận trong hệ thống trong nước và quốc tế.

Chúng ta đã biết, chiến lược phát triển chăn nuôi đã được Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 1520/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045). Trong chăn nuôi có các đối tượng trang trại, nông hộ, tuy vậy, hệ thống nông hộ còn trên 8 triệu hộ chăn nuôi các loại. Dù chúng ta chuyển đổi sang trang trại nhanh nhưng nông hộ vẫn còn là sinh kế của đại đai số nông dân.

Chúng ta còn chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún, chưa tuân thủ chăn nuôi bền vững. Người chăn nuôi tham gia và chuỗi với doanh nghiệp còn hạn hế, nhất là giết mổ nhỏ lẻ trong dân còn nhiều. Giết mổ, chế biến là khâu quan trọng tạo ra giá trị gia tăng chăn nuôi, hiện Việt Nam đã có bước tiến bộ đáng kể nhưng vẫn còn nhiều hạn chế.

Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ chú trọng vào phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị và thực hiện các chính sách hỗ trợ các nông hộ bảo đảm chăn nuôi an toàn sinh học, bền vững và thực hiện quy trình giết mổ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo ra giá trị gia tăng cao cho sản phẩm, hướng đến vừa đảm bảo cung cấp thực phẩm trong nước và xuất khẩu được nhiều sản phẩm hơn.

Có mặt tại tọa đàm trực tuyến, ông Nguyễn Đức Trọng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam, nguyên Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi chia sẻ: "Có thể nói chăn nuôi của chúng ta hiện nay phát triển tương đối tốt, tăng trưởng 5-6 %/năm, sản xuất khoảng trên 7 triệu tấn thịt. Tốc độ phát triển như thế nên cũng có những hệ lụy, đó là khó khăn trong việc tổ chức tiếp cận khoa học, xử lý chất thải, an toàn thực phẩm,...

TỌA ĐÀM TRỰC TUYẾN: "Thúc đẩy chăn nuôi bền vững, tăng trưởng xanh" - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Đức Trọng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam, nguyên Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi.

Để giải quyết khâu môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi hiện nay đang đòi hỏi đầu tư lớn về kinh phí, điều này gây khó khăn cho cả DN, người chăn nuôi và ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm.

Chính vì vậy chúng ta cần có công nghệ tiên tiến, phù hợp với điều kiện của mình để phát triển được môi trường, an toàn chăn nuôi cùng với đó là có thể truy suất được nguồn gốc, an toàn thì chăn nuôi mới có thể phát triển bền vững được. Và để làm được thì theo tôi, tất cả nhà nước, cơ sở chăn nuôi, DN phải cùng làm mới có thể phát triển bền vững.

Vậy làm sao để phát triển chăn nuôi bền vững theo hướng xanh, thân thiện môi trường, TS. Trọng cho rằng, tăng trưởng xanh là tất yếu phải đến với ngành chăn nuôi của chúng ta. Quyết định 160 về chiến lược phát triển nông nghiệp phải thân thiện môi trường Đề án theo 687 cũng là phát triển theo kinh tế tuần hoàn, mục đích cũng là tăng trưởng xanh, không riêng chăn nuôi các ngành nông nghiệp cũng phải theo hướng cơ bản đó, tức là phải đáp ứng yêu cầu xanh, thân thiện môi trường, tạo sản phẩm thân thiện nhất. Đây cũng là mục tiêu mà ngành chăn nuôi của ta muốn phát triển bền vững phải hướng tới.

TỌA ĐÀM TRỰC TUYẾN: "Thúc đẩy chăn nuôi bền vững, tăng trưởng xanh" - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Quang Hiếu, Giám đốc đối ngoại Tập đoàn De Heus.

Cũng có mặt tại tọa đàm, ông Nguyễn Quang Hiếu, Giám đốc đối ngoại Tập đoàn De Heus thông tin, hiện nay tập đoàn đang là một trong những công công ty hàng đầu Việt Nam cung cấp dinh dưỡng động vật cho ngành chăn nuôi. Chúng tôi đang xây dựng các chuỗi liên kết. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đang tập trung sản xuất con giống, mỗi năm chúng tôi cung cấp cho thị trường khoảng 20.000 -30.000 con heo nái, sắp 5 năm tới De Hues sẽ cung cấp ra thị trường 150.000 heo nái/năm.

Về gia cầm, tập đoàn De Hues đang cung cấp cho nông dân khoảng 55 triệu con gà giống/năm, trong 5 năm tới, chúng tôi cung cấp 100 triệu con.

Về thức ăn chăn nuôi, sản lượng của tập đoàn đạt khoảng 3 triệu tấn thức ăn, thủy sản, gia súc, gia cầm mỗi năm. Hiện, De Hues đang tập trung xây dựng chuỗi liên kết, mục tiêu mang đến giá trị tối ưu nhất cho chăn nuôi. Đồng thời tạo mối liên kết chặn chẽ cho các mắt xích trong chuỗi liên kết.

"Hiện nay, tập đoàn chúng tôi xử lý chất thải, kiểm soát khí nhà kính rất sát sao. Công ty cũng như các doanh nghiệp, người chăn nuôi cũng gặp phải không ít khó khăn bên cạnh những thuận lợi.

Trong đó, vấn đề xử lý chất thải trong chăn nuôi heo là nổi cộm. Theo tôi được biết đã có những quy định để xử lý vấn đề này. Tuy nhiên, thực tế, để xử lý được cũng đòi hỏi chi phí cao, công nghệ hiện đại, khó khăn đầu tư cho hệ thống nước thải, môi trường. Khó nữa là khâu thiết kế chuồng trại, vận hành, quản lý áp dụng nhiều công nghệ hiện đại. Đây là vấn đề lớn, đòi hỏi đầu tư công nghệ cao. Trong tương lai chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư và sử dụng các công nghệ hiện đại nhất cho các trang trại và các nhà máy", ông Hiếu thông tin thêm.

Giảm phát thải khí Carbon – Bài toán lợi ích với người chăn nuôi

Tại tọa đàm, TS. Nguyễn Đức Trọng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam tiếp tục thông tin, kiểm soát môi trường và khí phát thải chăn nuôi của Việt Nam là những vấn đề lớn và còn nhiều bất cập, do mật độ chăn nuôi của Việt Nam thuộc tốp những nước có mật độ chăn nuôi lớn nhất trên thế giới.

Bên cạnh đó, Việt Nam là nước có diện tích tự nhiên đứng thứ 66 thế giới, nhưng có số đầu lợn đứng thứ 6 và đàn thủy cầm đứng thứ 2 thế giới...quy mô chăn nuôi nhỏ chiếm tỷ lệ cao; công nghệ xử lý chất thải tuy nhiều, nhưng chưa hoàn thiện và phù hợp, nhất là ở các cơ sở chăn nuôi vừa và nhỏ đang chiếm tỷ lệ lớn trong sản xuất. Hiện tại, đối với đàn vật nuôi ở Việt Nam, thịt lợn đang chiếm khoảng 62%, thịt gia cầm chiếm khoảng 28-29%, còn gia súc ăn cỏ chiếm trên 8%. 

Theo số liệu thống kê năm 2022, Việt Nam có khoảng 8 triệu con trâu bò, 24,7 triệu con lợn và 380 triệu con gia cầm (GSO 2018-2023). Theo Chiến lược chăn nuôi được phê duyệt, năm 2030 Việt Nam sẽ có khoảng 10 triệu trâu bò, 30 triệu lợn và khoảng 670 triệu con gia cầm.

TỌA ĐÀM TRỰC TUYẾN: "Thúc đẩy chăn nuôi bền vững, tăng trưởng xanh" - Ảnh 4.

Công nghệ sẽ là nền tảng thúc đẩy ngành Chăn nuôi phát triển bền vững.

Kết quả kiểm kê khí nhà kính cho thấy ngành chăn nuôi hàng năm thải ra khoảng 18,5 triệu tấn CO2e, chiếm 19% lượng phát thải trong nông nghiệp. Có 2 loại khí nhà kính (KNK) chủ yếu được phát thải từ chăn nuôi là khí mê tan (CH4) và khí Ôxít Nitơ (N2O). Theo tính toán của các nhà khoa học, 1 tấn khí CH4 gây hiệu ứng khí nhà kính tương đương với 28 tấn CO2 và 1 tấn khí N2O gây hiệu ứng khí nhà kính tương đương với 265 tấn CO2.

Phát thải KNK từ chăn nuôi bao gồm 2 nguồn chính: Đó là khí CH4 từ dạ cỏ của động vật nhai lại và khí CH4, N2O từ phân động vật.

TS. Nguyễn Đức Trọng cũng chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến phát thải trong chăn nuôi như điện và năng lượng, quá trình hô hấp, tiêu hóa, chất thải của vật nuôi,… một số công nghệ áp dụng trong kiểm soát khí phát thải chăn nuôi như: Công nghệ và thiết bị kiểm soát chỉ số các bon trong các nhà máy chế biến TACN và chuồng trại cũng bắt đầu được khuyến cáo trong sản xuất ở VN; xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ biogas, đệm lót sinh học nhằm giảm ô nhiễm môi trường và giảm khí phát thải nhà kính; … 

Cùng với đó, TS Trọng cũng thông tin về những quy định của pháp luật và chính sách quản lý trong lĩnh vực chăn nuôi như: Luật Chăn nuôi, Luật Bảo vệ Môi trường, một số Nghị định và Quyết định trong giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn…

 Ông Trọng cũng cho rằng, vấn đề trên cần phải được danh nghiệp, người chăn nuôi tự giác và chủ động thực hiện. Đồng thời, đây là vấn đề đòi hỏi công nghệ phù hợp và chi phí lớn, rất cần Nhà nước có chính sách hỗ trợ về đất đai cho chăn nuôi tập trung, tuyên truyền nâng cao nhận thức, phổ biến công nghệ phù hợp cho các loại hình chăn nuôi và có tín dụng ưu đãi cho người chăn nuôi vay đầu tư áp dụng công nghệ phù hợp, hiệu quả. 

Bên cạnh đó, vì đây là vấn đề mới và lĩnh vực chăn nuôi trong nước đang còn gặp khó khăn, kiến nghị Nhà nước chưa nên đưa lĩnh vực chăn nuôi vào diện phải kiểm kê khí nhà kính, mà trước mắt trong giai đoạn từ nay đến hết năm 2026, chỉ nên áp dụng hình thức khuyến khích các cơ sở chăn nuôi thực hiện việc kiểm kê và kiểm soát khí phát thải trong chăn nuôi. 

Cuối cùng, trong thời gian này, cần tăng cường các hoạt động tuyên truyền, đào tạo cán bộ kỹ thuật chuyên môn, hoàn thiện các công nghệ, chính sách để nâng cao năng lực quản lý và ứng dụng các công nghệ trong xử lý chất thải, kiểm kê và kiểm soát khí nhà kính trong chăn nuôi, đảm bào đến khi Nhà nước đưa các cơ sở chăn nuôi vào diện phải kiểm kê khí nhà kính, thì mọi yếu tố đã được chuẩn bị sẵn sàng.  

TỌA ĐÀM TRỰC TUYẾN: "Thúc đẩy chăn nuôi bền vững, tăng trưởng xanh" - Ảnh 5.

Lượng chất thải lớn.

Chia sẻ kinh nghiệm từ ngành chăn nuôi của Hà Lan, ông Nguyễn Quang Hiếu, Giám đốc đối ngoại Tập đoàn De Heus cho hay: Ngay từ năm 1960, Hà Lan đã áp dụng các quy định cho chăn nuôi rất bài bản, chặt chẽ.

Hà Lan chia các loại giống vật nuôi khác nhau và có chính sách, quy định riêng cho mỗi loại vật nuôi rất chặn chẽ. Họ quy định số lượng trên đơn vị diện tích rất rõ ràng. Bên cạnh đó, hệ thống thu gom chất thải của họ rất bài bản. Chất thải không xử lý tại trang trại mà có các doanh nghiệp thu gom, xử lý riêng, chất thải của heo được thu gom làm khí sinh học dùng lò sưởi dùng trong chăn nuôi, trại gà...

Đối với chăn nuôi bò, 1ha chỉ nuôi 1,2 đến 1,5 con bò, quy định này đảm bảo diện tích để hấp thu chất thải từ bò thải ra. Hà Lan cũng đầu tư kinh phí cho các nhà khoa học nghiên cứu ra các giải pháp xử lý chất thải cho chăn nuôi rất hiệu quả.

Trong các năm gần đây, Hà Lan đã và đang ban hành các chiến lược phát triển bền vững, tăng trưởng xanh. Họ ban hành thuế bảo vệ môi trường, quy định về các giấy phép chăn nuôi chặt chẽ, mới đây vấn đề này đã gây ảnh hưởng, xáo trộn tương đối lớn cho ngành chăn nuôi ở đây.

Chỉnh phủ và người dân Hà Lan đang chung tay để cùng xây dựng ngành chăn nuôi theo chuỗi liên kết rất bài bản và bảo vệ môi trương, giảm lượng khí nhà kính trong chăn nuôi. Nếu không đảm bảo môi trường trong chăn nuôi, các đơn vị, doanh nghiệp sẽ bị đánh thuế rất cao lên đến 15%/doanh thu.

TỌA ĐÀM TRỰC TUYẾN: "Thúc đẩy chăn nuôi bền vững, tăng trưởng xanh" - Ảnh 6.

Tọa đàm trực tuyến: "Thúc đẩy chăn nuôi bền vững, tăng trưởng xanh"

Phát triển chăn nuôi bền vững theo hướng tăng trưởng xanh

Chuyển đổi xanh hiện nay đã là xu hướng không thể đảo ngược. Trong khi đó, ngành chăn nuôi là một trong các nguồn phát thải khí nhà kính gây căng thẳng thêm cho hiện tượng nóng lên toàn cầu. 

Chia sẻ về vấn đề này,  ông TS.Tống Xuân Chinh – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho rằng, hiện trên thế giới, các nước có ngành chăn nuôi phát triển phải kể đến như các nước Bắc Mỹ, Châu Âu, Úc, Newzeland,... 

Đây là những nước có lợi thế hơn Việt Nam nhiều. Bởi, họ có những cánh đồng cỏ lớn, họ quan tâm giảm phát thải CH4 nên các lĩnh vực chăn nuôi như bò, dê, cừu cũng phát triển lớn. Thậm chí, có những nước, đàn dê, cừu còn lớn hơn cả dân số của họ. Với nhiều nước, chăn nuôi là nơi họ tập trung các giải pháp giảm phát thải CH4.

TỌA ĐÀM TRỰC TUYẾN: "Thúc đẩy chăn nuôi bền vững, tăng trưởng xanh" - Ảnh 7.

Phát triển nông nghiệp xanh nói chung, đặc biệt là thực hiện chăn nuôi giảm phát thải nói riêng, đang là xu hướng chung của thế giới. (Ảnh minh họa)

Hiện có rất nhiều công nghệ để chăn nuôi giải phát thải như sử dụng chế phẩm vi sinh, a xít hữu cơ, cân bằng vi sinh trong cỏ, giảm CH4 xuống, tăng hiệu qủa chăn nuôi lên.  Ngoài ra, các nước Bắc Âu họ còn quay lại một giải pháp chăn nuôi mà cha ông ngày xưa vẫn làm nhưng có áp dụng thêm các giải pháp tiên tiến là trồng trọt gắn liền chăn nuôi mà ta hay gọi là chăn nuôi tuần hoàn, sinh thái, hữu cơ…

Với Việt Nam, ta thấy chăn nuôi tuần hoàn hữu cơ, tăng trưởng xanh của ta hiện mới đang ở giai đoạn tiếp cận nên còn cần phải hoàn thiện nhiều thứ từ cơ chế chính sách quy trình để người nông dân tiếp cận tốt hơn.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng mua sản phẩm hữu cơ, sinh thái thì phải bỏ tiền cao hơn, nên truy xuất nguồn gốc, nhãn mác sản phẩm để người tiêu dùng bỏ tiền nhiều hơn cũng là góp một phần bảo vệ môi trường.

"Muốn làm được những điều này, cần phải có sự phân biệt rõ để người tiêu dùng bình thường có thể biết sản phẩm này là hữu cơ, sản phẩm kia bình thường, đây là điều quan trọng để thúc đẩy các chăn nuôi bền vững hơn. Tăng cường chăn nuôi bền vững, thân thiện môi trường và nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi", ông Tống Xuân Chinh thông tin.

Nói về kế hoạch xuất khẩu sản phẩm trong các năm tới, ông Nguyễn Quang Hiếu - Giám đốc đối ngoại Tập đoàn De Heus cho hay: "Ngay từ năm 2017, chuỗi sản xuất thịt gà của chúng tôi bao gồm các doanh nghiệp tại miền Đông Nam Bộ đã xuất khẩu thịt gà chế biến vào thị trường Nhật Bản. Trong các năm vừa qua, De Hues đã xây dựng kế hoạch để xuất khẩu sang các nước nói chung và thị trường các quốc gia Hồi giáo nói riêng. 

"Thị trường Hồi giáo có các quy dịnh, quy trình kiểm soát chặt chẽ nhất là liên quan đến tín ngưỡng, cụ thể là quy định Halal. Quy định này phù hợp với văn hóa, tín ngưỡng, tiêu chuẩn chung của các quốc gia Hồi giáo. Tiêu chuẩn Halal lại không công nhận thống nhất với nhau, như Trung Đông có quy định riêng, Malaysia có quy định riêng.. Đây là khó khăn cho doanh nghiệp của chúng ta", ông Hiếu nói.

Để có sản phẩm xuất khẩu, đòi hỏi nhiều khâu từ con giống, nhà máy thức ăn, giết mổ, chế biến, các khâu đều phải đảm bảo theo quy định Halal. Bên cạnh khó khăn cũng có các thuận lợi, hầu hết các quốc gia đều coi Việt Nam là đối tác thân thiện, gần gũi nên họ rất tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của chúng ta. Đồng thời, họ quan tâm đến tiêu chuẩn trang trại chăn nuôi và nhà máy giết mổ, chế biến, nhất là nhà máy giết mổ, chế biến theo quy định nghi thức của hồi giáo, đặc biệt là trong khâu này phải có người theo đạo Hồi thực hiện nghi lễ và tham gia vào một số khâu trong giết mổ chế biến...

Ông Hiếu cho biết thêm: "Hiện chúng tôi cũng nhận được sự hỗ trợ của Bộ NN&PTNT, đặc biệt trong đó có Cục Thú y, Cục Chăn nuôi... điều đó giúp chúng tôi tiếp tục tiến hành xây dựng các giải pháp hướng đến xuất khẩu. Chúng tôi đang xây dựng vùng an toàn dịch bệnh ở khu vực Đông Nam Bộ và phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành đàm phán liên quan đến thú ý...; Đặc biệt, với các quốc gia hồi giáo nói riêng và các quốc gia khác nói chung để tiếp tục tìm kiếm cơ hội xuất khẩu được nhiều sản phẩm.

Trong thời gian qua, chúng tôi đã trực tiếp triển khai thực hiện các giải pháp đồng bộ hướng đến năm 2026 tới, De Hues sẽ xuất khẩu được thực phẩm sang các thị trường hồi giáo như ức gà. Ức gà có giá trị cao khi xuất khẩu. Chúng tôi sẽ tập trung vào thịt gà chế biến và ức gà đông lạnh".

TỌA ĐÀM TRỰC TUYẾN: "Thúc đẩy chăn nuôi bền vững, tăng trưởng xanh" - Ảnh 8.

Kết quả kiểm kê cho thấy, phát thải khí nhà kính từ chăn nuôi bò và chăn nuôi heo luôn chiếm phần lớn nhất trong tổng phát thải khí nhà kính của ngành.(Ảnh minh họa)

Ông Nguyễn Quang Hiếu cũng cho biết, De Hues rất mong muốn được hợp tác với người chăn nuôi trên cả nước. Để tham gia vào chuỗi, bà con không cần đáp ứng các điều kiện quá khắt khe, bà con chỉ cần đảm bảo các tiêu chí, quy định cụ thể của tập đoàn. Chúng tôi cung cấp con giống, thức ăn, kỹ thuật, có nhân viên kỹ thuật đến trại hỗ trợ bà con. Người chăn nuôi cần chăn nuôi đảm bảo quy trình an toàn sinh học, quy trình chăn nuôi đảm bảo con vật nuôi luôn khỏe mạnh, cho ra sản phẩm an toàn thực phẩm cung cấp cho thị trường. Tuy nhiên, tính cam kết của khách hàng còn rất lỏng lẻo".

"Ở Việt Nam chúng ta, khi giá vật nuôi bên ngoài cao, bà con lại phá vỡ liên kết không bán cho đối tác trong chuỗi mà bán ra ngoài để kiếm lời cao nhưng khi sản phẩm thấp lại ép doanh nghiệp trong chuỗi thu mua.Trong 12 năm chăn nuôi, chúng tôi mất 6 năm đầu bị như vậy. Hiện giờ bà con đã hài lòng về hiệu quả chăn nuôi, bà con đã liên kết chặn chẽ với doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện chuỗi chăn nuôi gà, heo... cũng đang phải đối mặt với khó khăn như trước đây nhưng chúng tôi đang tuyên truyền và hỗ trợ bà con liên kết chặt chẽ hơn.. Thông qua các cơ quan truyền thông, chúng tôi muốn nói với bà con rằng: Khi tham gia chuỗi, bà con hãy tin tưởng chúng tôi, các doanh nghiệp trong chuỗi luôn tìm ra các giải pháp để hỗ trợ chuỗi phát triển tốt nhất, các trang trại có hiệu quả kinh tế cao", ông Hiếu chia sẻ thêm.

Kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi: Cần nhiều cơ chế để khuyến khích

Chăn nuôi theo mô hình kinh tế tuần hoàn là việc triển khai các loại hình, phương thức, công nghệ gắn với giảm tiêu hao nguyên liệu đầu vào, xử lý tối ưu chất thải chăn nuôi phục vụ trồng trọt, thủy sản và lâm nghiệp. Những năm gần đây, ở Việt Nam, việc áp dụng mô hình này đã nâng cao giá trị, gia tăng sản phẩm nông nghiệp, tận dụng đầu ra của chăn nuôi tạo nguồn phân bón hữu cơ cho trồng trọt, làm thức ăn cho gia súc.

Rào cản chính sách, sự chưa đồng bộ giữa các bộ luật trong việc coi phụ phẩm của ngành này là nguyên liệu của ngành khác… là những vấn đề cần sớm được tháo gỡ trong định hướng phát triển kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi.

Theo Cục Chăn nuôi, thời gian qua trên cả nước có nhiều mô hình chăn nuôi hữu cơ, tuần hoàn đã hình thành và đang được nhân rộng; nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào sản xuất chăn nuôi theo chuỗi khép kín với quy mô lớn và sản xuất theo hướng tuần hoàn. Tuy nhiên, chăn nuôi tuần hoàn ở nước ta cũng đang gặp nhiều khó khăn như: Chưa có chính sách riêng để thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư cho nông nghiệp tuần hoàn. Quy định pháp luật riêng về tái chế, tái sử dụng chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp theo hướng tuần hoàn chưa đầy đủ. Vùng nguyên liệu đầu vào để thực hiện tuần hoàn chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp chưa ổn định; thiếu hệ thống dữ liệu thông tin phụ phẩm nông nghiệp cho nên việc đánh giá tiềm năng sử dụng ở Việt Nam còn hạn chế.

TỌA ĐÀM TRỰC TUYẾN: "Thúc đẩy chăn nuôi bền vững, tăng trưởng xanh" - Ảnh 9.

Ảnh minh họa.

Nói về chăn nuôi tuần hoàn, ông Tống Xuân Chinh - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho biết, khái niệm tuần hoàn xuất phát từ mô hình kinh tế tuần hoàn, giờ áp dụng vào các ngành nông nghiệp, chăn nuôi. Về văn bản, hiện chúng ta mới được đưa vào văn bản quản lý, về quy phạm vẫn chưa có văn bản bắt buộc trên phạm vi toàn quốc. Chăn nuôi theo quy mô tuần hoàn, đầu ra, đầu vào đánh giá định mức kinh tế kỹ thuật còn thiếu vắng.

Bộ NN&PTNT đang chỉ đạo các đơn vị liên quan xây dựng quy chuẩn, quy định áp dụng cho các đối tượng chính nhưng chưa thể áp dụng cho các loại vật nuôi. Quy định phải liên quan phải được chứng nhận của các cơ quan nhà nước. Trong đó có thuộc tính bảo vệ môi trường, tiết kiệm về tài nguyên khi sản xuất ra một sản phẩm chăn nuôi.

"Không chỉ Việt Nam mà cả các nước trên thế giới cũng chưa có quy định này trong chăn nuôi tuần hoàn. Theo đó, chúng tôi rất mong các báo đài, cơ quan truyền thông tích cực thông tin về mô hình tuần hoàn. Đã tuần hoàn thì phải sử dụng chất thải cho mô hình trồng trọt, chăn nuôi... Theo tôi, tuần hoàn phải tuần hoàn khéo kín, chất thải đưa ra bón cỏ, cây để phục vụ lại chăn nuôi.

Con gà chưa tuần hoàn được, nhưng có thể tham gia vào một số việc như làm phân bón,... gọi là phi tuần hoàn theo giai đoạn nhất định. Sắp tới, chúng ta sau phải phân loại cụ thể với từng loại vật nuôi để áp dụng mô hình chăn nuôi tuần hoàn, nông nghiệp tuần hoàn.

Trong chăn nuôi, có nhiều loại khác nhau như dùng phân nuôi côn trùng, cung cấp sản phẩm protein, dùng phân hữu cơ quý trong cây trồng. Thực ra cần phải có quá trình, vì thế giới vẫn coi đây là mô hình mới và cần phải xây dựng quá trình, quy trình kèm theo. The tôi, sau chúng ta phải xây dựng chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp tuần hoàn mới có thể đẩy nhanh quá trình triển khai, thực hiện và áp dụng ở các trang trại, doanh nghiệp", ông Tống Xuân Chinh nhận định.

Đáp ứng tiêu chuẩn "xanh", thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu

Để đáp ứng tiêu chuẩn "xanh", thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, ông Tống Xuân Chinh cho hay: "Thực ra phát triển chăn nuôi giai đoạn 2030-2045 cũng đặt mục tiêu Việt Nam ta từng bước xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi mà Việt Nam có thế mạnh. Chúng ta hướng tới sản phẩm ta có thế mạnh cạnh tranh như thịt gà, sữa, mật ong, yến, có thể cả thịt lợn đông lạnh, mát, nguyên con, đây cũng là định hướng, ta phải có phân khúc thị trường có thể cạnh tranh được.

Thông thường muốn xuất khẩu phải đáp ứng yêu cầu của các nước, nhiêu quy định về an toàn thực phẩm, nguồn gốc, đây đều là những yêu cầu về mặt kỹ thuật, còn về thương mại, muốn xuất khẩu được thì phải xem sản phẩm chăn nuôi của ta có cạnh tranh được không?

Việt Nam ta có truyền thống xuất khẩu một số sản phẩm như lợn sữa, lợn xẻ, đông lạnh, ta cũng có một số doanh nghiệp lớn đã định hướng xuất khẩu như thịt gia cầm, đặ biệt là thịt gà lông trắng. Ta phải chấp nhận thị hiếu là lườn gà là sản phẩm chính còn lại là sản phẩm phụ, phân loại sản phẩm cũng rất quan trọng.

Ta đang từng bước xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi như đã xuất khẩu thịt gà sang thị trường Halal, với quy mô trên 1,2 tỷ dân, đây là thị trường khó tính, ngoài tiêu chuẩn kỹ thuật còn có tín ngưỡng với các sản phẩm này, các DN có tiềm năng lớn như CP De heus thì có thể cạnh tranh được.

Xuất khẩu sản phẩm sang Halal này thì ta mở rộng sản phẩm không chỉ chất lượng mà cón khắt khe về tín ngưỡng, nhiều quy định phải đáp ứng, ta phải chọn các sản phẩm cạnh tranh được, như thịt gà lông trắng, trứng, mà ta có lợi thể, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi được thì chúng ta sẽ giảm được gánh nặng cho chăn nuôi trong nước khi mà ngày càng phát tiển mạnh như thế.

TỌA ĐÀM TRỰC TUYẾN: "Thúc đẩy chăn nuôi bền vững, tăng trưởng xanh" - Ảnh 10.

Tập đoàn De Heus cung cấp con giống sạch bệnh cho thị trường nhờ áp dụng các quy trình phòng chống dịch bệnh nghiêm ngặt. Ảnh: DH

Về vấn đề này, ông TS. Nguyễn Đức Trọng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam thông tin thêm: Quyết định 150 của Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững có rồi, đề án kinh tế tuần hoàn số 687 thì cũng nói cụ thể rồi nên có thể nói khái niệm kinh tế tuần hoàn đã được đề cập rất cụ thể rồi.

Chúng ta cũng đã có quyết định về nông nghiệp hữu cơ và nhiều văn bản khác nữa đều liên quan đến tăng trưởng xanh, nông nghiệp tuần hoàn, trong đó chăn nuôi cũng có đề cập.Chăn nuôi tăng trưởng xanh, tuần hoàn đặt ra yêu cầu phải sử dụng tối đa phế phụ phẩm 60-70 triêu tấn phế/năm làm thức ăn chăn nuôi nhưng ta mới chỉ dùng có được có 5%.

Chăn nuôi tuần hoàn xưa vườn ao chuồng nhưng là các giải pháp thủ công thôi, nay phải dùng công nghệ vào. Phân gia cầm ủ theo truyền thống sinh nhiều CO2 giờ phải tác động kỹ thuật vào mới có thể giải quyết được.Tuần hoàn trong chăn nuôi là yêu cầu tất yếu của thế giới và VN ta phải chủ động 1 phần, ví dụ như làm phân hữu cơ vi sinh để dùng cho trồng trọt, mô hình ấy phải cần thiết, diện rộng hay hẹp thì cũng phải phối hợp. 

Tôi chỉ ví dụ chúng ta có thể nuôi trùn quế hay giun thì cũng phải sử dụng giải pháp tuần hoàn như thế, phân trùn bón cho trồng trọt… Tới đây chăn nuôi phải làm được như vây, thể chế chăn nuôi cơ bản đã đầy đủ, có thể kiểm soát chăn nuôi như một ngành có điều kiện, sử dụng tối đa nguồn chăn nuôi trong nước để tạo ra các sản phẩm phục vụ cho các ngành khác, tạo ra vòng tuần hoàn khép kín cho chăn nuôi, trồng trọt, giảm phát thải tăng trưởng bền vững.

Nói là thế nhưng khó khăn hiện nay là sản phẩm chăn nuôi của ta đang xuất khẩu ít, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đang phải nhập 60-70% khiến cho giá thành chăn nôi tăng lên, nên nông nghiệp tuần hoàn phải được xem là giải pháp giúp chúng ta chủ động 1 phần thức ăn, mà tốt nhất là thức ăn gia súc gia cầm vật nuôi ăn cỏ. Thực hiện không tốt thì sinh hệ lụy như trong việc thu gom chất thải. Không phải nông dân nào cũng làm tuần hoàn được, vừa chăn nuôi trong trọt, chế biến phân bón.. nếu không làm được thì khó khăn, chính sách, giải pháp thu gom ra làm sao?

Ví dụ trang trại không có cây, ao thì làm sao? Chăn nuôi càng lớn thì chát thải càng lớn, lợn nhiều, bò có thể không nhiều. Do vậy tuần hoàn thế nào phải có kết hợp, cuối cùng phải có sản phẩm cạnh tranh được. Nếu làm không tốt, không an toàn, không truy suất được nguồn gốc thì ngay tại thị trường trong nước của ta cũng đã mất sân rồi, hàng ngoại sẽ tràn ngập. Nên phát tiển chăn nuôi bền vững thì phải tính đến tát cả các điều kiện mà tôi nói ở trên, bởi trong nước đã phải tuân thủ kỹ thuật rồi chưa nói đến các nước mà mình muốn xuất khẩu sản phẩm, đó cũng là thách thức cho chăn nuôi rồi.

Để chăn nuôi phát triển bền vững ở Việt Nam, theo ông Trọng cần phải phát triển theo chuỗi. Đây cũng là yêu cầu bắt buộc hướng tới, chủ động đầu ra, tuân thủ chuỗi tốt.

Ở Việt Nam hiện tại, chăn nuôi vẫn chưa bền vững, điều nay gây khó khăn cho doanh nghiệp mà muốn liên kết chuỗi thì doanh nghiệp phải là chính, nông hộ liên kết vào. Vào chuỗi, nông hộ phải liên kết vào tổ hợp tác, HTX thì DN mới làm được, k thể đắt bán ra ngoài, rẻ bán cho chuỗi. Chính vì vậy, tuân thủ chuỗi, phải thu hút được DN chăn nuôi, chúng tôi đang sửa nghị định 57 để có giải pháp đồng bộ, chuỗi là tất yếu, và có chính sách kèm theo.

Nghị định 160 có nhưng nhiều chính sách còn chưa đầy đủ, như an toàn sinh học, liên kết chất lượng cao… thì phải có chính sách kịp thời, chính quyền từ trung ương đến địa phương phải vào cuộc bởi có chính sách hay mà không được, tính khả thi không có thì vô nghĩa. Chăn nuôi đã khó rồi, thời tiết dịch bệnh, vốn, rủi ro nhiều, ... chính vì vậy, chính sách phải tạo điều kiện thuận lợi nhất.

TỌA ĐÀM TRỰC TUYẾN: "Thúc đẩy chăn nuôi bền vững, tăng trưởng xanh" - Ảnh 11.

Tham gia vào chuỗi của De Heus mang lại rất nhiều lợi ích cho cả trang trại như anh Nguyễn Văn Học (Hải Dương) cũng như người tiêu dùng. Từ khía cạnh trang trại như anh Học, sẽ khắc phục được tình trạng bấp bênh, thiếu ổn định trong chăn nuôi và chứng minh được nguồn gốc xuất xứ sản phẩm để người tiêu dùng yên tâm sử dụng.

Nói về kế hoạch xuất khẩu sản phẩm trong các năm tới, ông Nguyễn Quang Hiếu, Giám đốc đối ngoại Tập đoàn De Heus cho hay: Ngay từ năm 2017, chuỗi sản xuất thịt gà của chúng tôi bao gồm các doanh nghiệp tại miền Đông Nam Bộ đã xuất khẩu thịt gà chế biến vào thị trường Nhật Bản.

Trong các năm vừa qua, De Hues đã xây dựng kế hoạch để xuất khẩu sang các nước khác và thị trường các quốc gia Hồi giáo nói riêng.

Thị trường Hồi giáo có các quy dịnh, quy trình kiểm soát chặt chẽ nhất là liên quan đến tín ngưỡng, cụ thể là quy định Halal. Quy định nà phù hợp văn hóa, tín ngưỡng, tiêu chung của các quốc gia Hồi giáo. Tiêu chuẩn Halal lại không công nhận thống nhất với nhau, như Trung Đông có quy định riêng, Malaysia có quy định riêng... Đây là khó khăn cho doanh nghiệp của chúng ta.

Để có sản phẩm xuất khẩu, đòi hỏi nhiều khâu từ con giống, nhà máy thức ăn, giết mổ, chế biến, các khâu đều phải đảm bảo theo quy định Halal. Bên cạnh khó khăn cũng có các thuận lợi, hầu hết các quốc gia đều coi Việt Nam là đối tác thân thiện, gần gũi nên họ rất tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của chúng ta.

Họ quan tâm đến tiêu chuẩn trang trại chăn nuôi và nhà máy giết mổ, chế biến. Nhất là nhà máy giết mổ, chế biến theo quy định nghi thức của hồi giáo,đặc biệt là trong khâu này phải có người theo đạo Hồi thực hiện nghi lễ và tham gia vào một số khâu trong giết mổ chế biến...

Hiện chúng tôi đước sự hỗ trợ của Bộ NNPTNT, trong đó có là Cục Thú y, Cục Chăn nuôi... tiến hành xây dựng giải pháp hướng đến xuất khẩu.

Chúng tôi đang xây dựng vùng an toàn dịch bệnh ở vùng ĐNB, và phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành đàm phán liên quan đến thú ý... với các quốc gia hồi giáo nói riêng và các quốc gia khác để tìm kiếm cơ hội xuất khẩu được nhiều sản phẩm.

Trong thời gian qua, chúng tôi trực tiếp triển khai thực hiện các giải pháp đồng bộ hướng đến năm 2026 tới, De Hues sẽ xuất khẩu được thực phẩm sang các thị trường hồi giáo như ức gà. Ức gà có giá trị cao khi xuất khẩu. Chúng tôi sẽ tập trung vào thịt gà chế biến và ức gà đông lạnh.