Nhiều người cứ nhầm hoặc mặc định, ngỗng là một giống thiên nga (loài chim phần lớn sống hoang dã và có tập tính di cư). Thực ra, ngỗng là ngỗng mà thiên nga là thiên nga.
Từ quan sát thực tế và trên sách báo, internet, nhiều người cho rằng, loài ngỗng phần lớn sống trên cạn mà không biết rằng, ngỗng chính là một trong các loài chim nước-tức đời sống, tập tính của loài này gắn nhiều với môi trường nước.
Cần biết rằng vịt, ngan, ngỗng và thiên nga là những loài chim nước khác nhau, vì tuy cùng họ Vịt (Anatidae), bộ Ngỗng (Anseriformes), nhưng phần lớn chúng khác biệt về loài và chi.
Lại có nhiều người coi ngỗng là loài gia cầm to lớn. Thực tế, trong thế giới loài chim, ngỗng là một loài chim trung bình với thân hình có chiều cao từ 75 đến 110cm và nặng từ 3-9 kg.
Sải cánh của loài ngỗng dài khoảng 1m5. Đặc điểm độc đáo của loài ngỗng là cổ dài hơn so với vịt, nhưng ngắn hơn so với thiên nga.
Thiên nga có chiều cao vượt qua 3m và chiều dài cơ thể lên đến 1,8m. Mặc dù có kích thước lớn, loài thiên nga vẫn có khả năng bay xa khi di cư.
Ngỗng cỏ vốn là ngỗng trời, một loài chim hoang dã được con người thuần hóa thành vật nuôi. Thức ăn chủ yếu của ngỗng cỏ chính là các loại cỏ dại. Ảnh: Trọng Tú.
Đặc điểm nổi bật nhất của loài chim thiên nga là cổ dài, giúp chúng dễ phân biệt với các loài chim khác. Loài thiên nga thường bị săn đuổi bởi kẻ săn mồi như cáo trong thời gian đông cứng.
Thức ăn của chim thiên nga là các loại hạt ngũ cốc như ngô, lúa, gạo; thiên nga ăn cả cá, và một loạt các loại rau.
Như vậy, so với ngỗng, tỷ lệ thức ăn xanh, đặc biệt là cỏ tươi trong cơ cấu thức ăn của thiên nga chỉ là phụ. Và có thể khẳng định, thức ăn chính, ăn nhiều của loài ngỗng vẫn là cỏ xanh.
Ngỗng có thể tìm kiếm, ăn rất nhiều, ăn hiệu quả thức ăn xanh, đặc biệt là cỏ dại. Loài ngỗng được ví như một cỗ máy xén cỏ.
Khả năng vặt cỏ dại của loài ngỗng được đánh giá còn tốt hơn trâu bò, bởi con ngỗng có thể vặt tận gốc cây cỏ, cả phần củ rễ.
Ngỗng là loài chim ăn tạp đối với cỏ, chúng có thể ăn gần như tất cả các loại cỏ dại và không chê cỏ non, cỏ già.
Điều đặc biệt ở khả năng xén cỏ "vô địch" của loài ngỗng là chúng có thể ăn cỏ tranh ngon lành, và ngỗng cũng thích vặt lục bình, ăn từ lá cho đến thân, củ, rễ non, trừ rễ quá già...
Chính vì tập tính ham ăn cỏ, ăn cỏ vô địch mà từ lâu con người cho rằng, nuôi ngỗng tiết kiệm chi phí, bởi chúng chỉ ăn rau cỏ, người nuôi tốn rất ít tiền để mua lương thực. Như trâu, bò, nuôi ngỗng chỉ tốn tiền mua con giống, chứ ít tốn tiền mua thức ăn chăn nuôi.
Ở Việt Nam, xa xưa người ta đã thuần hóa ngỗng-từ một loài chim hoang dã thành vật nuôi. Ghi nhận ở nước ta, một trong những loài ngỗng được nuôi sớm nhất là giống ngỗng sen.
Ngỗng cỏ hay dân gian còn gọi là ngỗng Sen là một giống ngỗng nhà nội địa ở Việt Nam.
Giống ngỗng có tầm vóc nhỏ con này được nuôi phổ biến ở Bắc Bộ của Việt Nam, sau đó được nhân rộng, nuôi rộng rãi khắp cả nước.
Giống ngỗng cỏ chống chịu được với điều kiện thời tiết, điều kiện chăn thả khắc nghiệt, kham khổ tốt. Chúng cũng có khả năng kháng bệnh cao hơn các giống ngỗng nhập ngoại.
Về phân loại, ngỗng cỏ thuộc loài ngỗng Cynopsis sinensis, tổ tiên của chúng cũng là giống ngỗng trời, cư trú ở vùng Siberia và miền bắc Trung Quốc.
Ngỗng sư tử hay còn gọi là ngỗng hồ lô, ngỗng Hà Nội vốn có xuất xứ từ phía Bắc Trung Quốc và vùng Xiberi băng giá. Giống ngỗng này tầm vóc lớn, nuôi hiệu quả kinh tế cao, thức ăn chủ yếu của chúng vẫn là cỏ dại và các loại rau xanh. Ảnh: Minh Anh.
Ngoài cỏ dại, ngỗng cỏ còn ăn khá nhiều các loại rau xanh, đặc biệt là các loại rau phát triển tốt vào mùa đông như rau diếp, rau xà lách, rau lấp (một loại rau trồng làm thức ăn chăn nuôi thời kỳ bao cấp)...
Ngỗng cỏ có hai loại chính, đó là là loại ngỗng xám và loại ngỗng trắng. Ngỗng xám có số lượng nhiều hơn, tầm vóc to hơn ngỗng trắng.
Một giống ngỗng khác được nuôi nhiều ở Việt Nam, đó là giống ngỗng sư tử (hay có nơi gọi là giống ngỗng hồ lô).
Ngỗng sư tử có tính dữ tợn nhất là những lúc cần tự vệ. Ngỗng có sức đề kháng tốt. Ngỗng sinh trưởng và phát triển nhanh, thích nghi tốt với điều kiện thiên nhiên nhiệt đới.
Ngỗng sư tử là giống ngỗng nhà bắt nguồn từ phía Bắc Trung Quốc và vùng Xiberi. Ở Việt Nam, giống ngỗng to lớn này được nuôi ở nhiều nơi thuộc đồng bằng sông Hồng và tập trung tại vùng ngoại thành Hà Nội. Chính vì vậy, đối với giống ngỗng hồ lô, nhiều người còn gọi là ngỗng Hà Nội.
Ngỗng sư tử hay còn gọi là ngỗng sư tử ở Việt Nam đã bị pha tạp nhiều. Chúng thích hợp với phương thức chăn thả trên đồng bãi như ngỗng cỏ.