"Hiện nay, tôi đã đã liên kết sản xuất lúa giống với gần 1.000ha, mỗi năm bán ra thị trường gần 1.000 tấn lúa giống. Sản xuất lúa, trong đó có làm lúa giống lợi nhuận không nhiều, thậm chí gặp rủi ro thiên tai, thời tiết, rủi ro thị trường thì bà con dễ bị lỗ.
Để bà con trồng lúa yên tâm sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, tôi có mong muốn gửi tới Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo ngành nông nghiệp làm sao tạo điều kiện tốt nhất, thuận lợi nhất, hỗ trợ tối ưu nhất để những nông dân làm lúa diện tích, sản lượng lớn được tham gia mô hình sản xuất lúa chất lượng cao giảm phát thải"- ông Hồ Bá Phiêu nói.
Theo ông Hồ Bá Phiêu: Suốt 18 năm trực tiếp sản xuất, liên kết sản xuất lúa giống, ông đax đạt được thành công nhất định, nhưng cũng đang gặp khó khăn, thách thức lớn.
"Đó là các giống lúa OM18, OM5451, DT8 là 3 giống lúa chủ lực ở ĐBSCL. Nông dân sản xuất 3 giống lúa này nhưng không được bán giống xác nhận vì vi phạm bản quyền của các công ty lớn và Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long. Liệu có giải pháp nào để đơn vị, doanh nghiệp chia sẻ lợi ích bản quyền với nông dân làm giống như chúng tôi không" - ông Phiêu bày tỏ.
Ông Vũ chia sẻ: Hiện nay, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn và đứng trước nhiều rủi ro tiềm ẩn như: diễn biến thời tiết bất thường, triều cường, hạn hán, lũ lụt, dịch hại. Bên cạnh đó, giá phân bón, giá thuốc bảo vệ thực vật, giống, giá dịch vụ thu hoạch… đều tăng.
Trong khi đó, giá bán sản phẩm nông nghiệp không cao, phụ thuộc vào thị trường, lợi nhuận rất thấp.
Để giảm bớt khó khăn, chi phí sản xuất đầu vào cho nông dân, ông Vũ đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tăng cường kiểm tra, quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trên thị trường như: không rõ nguồn gốc xuất xứ, hiệu quả thấp. Đồng thời, chỉ đạo các cấp, các ngành tiếp tục nghiên cứu các cơ chế hỗ trợ, đầu tư cho nông dân cần thiết thực hơn nữa.
Ông Dẫn cho biết: Thời gian qua, tình hình nóng là vấn đề thiếu trầm trọng nguyên liệu đầu vào xây dựng các công trình, trong đó, nhất là cát xây lắp công trình trọng điểm của địa phương, quốc gia. Việc quản lý kém, khai thác tràn lan, gây thay đổi dòng chảy, sạt lở nghiêm trọng các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Ông Nguyễn Văn Dẫn đánh giá: Với nỗ lực của Quốc hội, Chính phủ và các bộ ngành, thời gian gần đây đã cơ bản được tạm khắc phục và tiến độ các công trình đã tăng lên, sớm hoàn thành phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương.
Theo ông Dẫn, một bộ khác cũng có nhu cầu cát không kém đó là cát phục vụ nhu cầu các công trình cơ bản tại địa phương, xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp (trong đó có khu công nghiệp VSIP Vĩnh Thạnh giai đoạn 1 với diện tích 293,7ha) và cát san lấp phục vụ dân sinh.
Hiện nay, do nguồn cát hạnh chế nên giá vật liệu cát ở mức rất cao (khoảng 300.000 đồng/m3) đã làm tăng chi phí xây dựng.
Để đảm bảo nguồn cát ổn định với giá cả hợp lý vừa đảm bảo đủ cát để xây dựng các công trình trọng điểm, vừa đảm bảo cát để xây dựng địa phương và cát phục vụ nhân dân, ông Nguyễn Văn Dẫn – Hội Nông dân huyện Thốt Nốt kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành liên quan có giải pháp hữu hiệu về quản lý, dự trữ và khai thác tài nguyên cát ổn định lâu dài của đồng bằng sông Cửu Long; cũng như bình ổn được giá cát và nguồn cát ổn định, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội một cách toàn diện, bền vững.