Hình ảnh tự nhiên về loài động vật hoang dã có tên là cheo cheo lưng bạc (hay còn gọi là con hươu chuột) được ghi nhận vào năm 2019 tại các vùng xung quanh TP Nha Trang của tỉnh Khánh Hòa.
Hình ảnh tự nhiên chụp 2 con cheo cheo lưng bạc-động vật hoang dã quý hiếm được phát hiện tại Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Hươu chuột hay còn gọi là cheo cheo lưng bạc là loài động vật hoang dã có tên trong sách Đỏ Việt Nam cấp độ đe dọa tuyệt chủng, đang bị đe dọa tuyệt chủng. Ảnh: Theguardian.
Chi tiết về việc phát hiện ra loài hươu chuột-loài động vật hoang dã quý hiếm này ngay sau đó đã được công bố trên tạp chí khoa học Nature Ecology & Evolution, ngày 11/11/2019.
Cheo cheo lưng bạc, hay còn gọi là hươu chuột có trọng lượng dưới 4,5kg, chúng có tập tính tự nhiên là nhút nhát và sống cô độc.
Con hươu chuột này cũng có 2 chiếc răng nanh nhỏ, không có sừng như hươu. Mặt con cheo cheo lưng bạc giống y mặt con chuột, nhưng chân lại có móng guốc như con hươu.
Cũng theo công bố trên CNN ngày 11/11/2019, loài động vật có tên cheo cheo lưng bạc được các nhà khoa học mô tả lần đầu tiên vào năm 1910, khi 4 mẫu vật được thu thập xung quanh Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa).
Hình ảnh tự nhiên chụp một con cheo cheo lưng bạc-động vật hoang dã quý hiếm tưởng như đã tuyệt chủng cách đây hơn 30 năm tại Vườn Quốc gia Núi Chúa, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: Ban Tổ chức hội thảo quốc tế "Thúc đẩy công tác bảo tồn Cheo cheo lưng bạc và Hệ sinh thái rừng khô hạn ven biển của Việt Nam".
Không có hồ sơ xác minh khoa học một lần về loài động vật hoang dã này nữa cho đến năm 1990, khi một con cheo cheo lưng bạc là tang vật bị tịch thu từ một thợ săn địa phương.
Loài hươu chuột, còn gọi cheo cheo Việt Nam, có tên khoa học là Tragulus versicolor, là một loài động vật guốc chẵn trong họ cheo cheo, dài khoảng 30-50cm.
Hiện tại, loài cheo cheo lưng bạc chỉ được biết đến có ở Việt Nam. Vì vậy, hươu chuột là loài động vật hoang dã đặc hữu tại Việt Nam.
Tại Vườn Quốc gia Núi Chúa (huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận) đã diễn ra một cuộc hội thảo quốc tế với tiêu đề "Thúc đẩy công tác bảo tồn Cheo cheo lưng bạc và Hệ sinh thái rừng khô hạn ven biển của Việt Nam". Hội thảo diễn ra ngày 18/10.
Hình ảnh chụp một con cheo cheo, tên khoa học là Tragulus kanchil-một loài động vật hoang dã quý hiếm đang nuôi, bảo tồn, nhân giống tại Vườn Quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: TTXVN.
Tại hội thảo, các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế cho biết, Cheo cheo lưng bạc (hay còn gọi là Cheo cheo Việt Nam, tên khoa học Tragulus versicolor) là loại động vật nằm trong danh sách 25 loài động vật quý hiếm nghi tuyệt chủng của Tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã toàn cầu (GWC).
Tuy nhiên, vào năm 2018, một nhóm nghiên cứu đã ghi nhận loài Cheo cheo lưng bạc xuất hiện ở rừng Vườn Quốc gia Núi Chúa.
Đây là phát hiện đa dạng sinh học quan trọng của Việt Nam và thế giới, bởi loài thú này đã được một số chuyên gia quốc tế nghi ngờ khả năng còn tồn tại ngoài tự nhiên sau gần 30 năm "mất tích".
Hiện nay, Ban Quản lý Vườn quốc gia Bến En (tỉnh Thanh Hóa) cũng đang triển khai đề tài khoa học “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, xây dựng mô hình nuôi sinh sản và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển loài Cheo cheo (tên khoa học Tragulus kanchil) tại Vườn quốc gia Bến En (giai đoạn 2023 - 2026)" để tìm phương án bảo tồn loài thú quý này.
Loài Cheo cheo đang nuôi, nhân giống tại Vườn quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa có tên khoa học là Tragulus kanchil khác với loài Cheo cheo phát hiện ở tỉnh Khánh Hòa và Vườn Quốc gia Núi Chúa (tỉnh Ninh Thuận) có tên khoa học là Tragulus versicolor.
Cheo cheo-loài động vật hoang dã có tên trong sách Đỏ Việt Nam
Theo Sách Đỏ Việt Nam, loài Cheo Cheo được xếp vào Sách đỏ Việt Nam xếp bậc E. ENDANGERED viết tắt là E là cách xếp hạng loài đang nguy cấp (đang bị đe doạ tuyệt chủng); đang bị đe doạ tuyệt chủng và không chắc còn có thể tồn tại nếu các nhân tố đe doạ cứ tiếp diễn...