"...Hãy nhìn xem điều gì đã xảy ra. Chúng ta đã chứng kiến sự xuất hiện của một công nghệ tiên tiến, một loại tên lửa hoàn toàn mới của Nga. Phương Tây ngạc nhiên đến choáng váng. Nhưng tại sao? Nguyên nhân ở đâu? Các quan sát viên phương Tây đã so sánh với năm 1957, khi Nga là nước đầu tiên phóng vệ tinh vào quỹ đạo, và ở phương Tây tất cả đều kinh ngạc", giáo sư tuyên bố.
Theo quan điểm của ông, người Mỹ tin chắc rằng sau sự tan rã của Đế chế Anh và sau những cuộc Thế chiến I và II, Mỹ sẽ vĩnh viễn là "trung tâm của vũ trụ". Nhưng màn phô trương khả năng của Oreshnik đã khiến họ bất ngờ, lo lắng và sợ hãi, bởi như vậy có nghĩa niềm tin vào công nghệ quân sự Mỹ như là "lựa chọn tối thượng" cũng bị lung lay. Chính vì thế họ tiếp tục đẩy leo thang tình hình ở Ukraina, giáo sư Wolf kết luận.
Tuần trước Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có bài phát biểu, trong đó ông tuyên bố rằng hôm 19/11 Ukraine đã tấn công các chủ thể ở khu vực Kursk và Bryansk bằng tên lửa ATACMS tầm xa của Mỹ và tên lửa tầm xa Storm Shadow do Anh sản xuất.
Để đáp trả động thái ngông cuồng đó, ngày 21/11, Nga đã tiến hành cuộc tấn công kết hợp giáng vào các chủ thể thuộc tổ hợp công nghiệp-quân sự của Ukraine - khu liên hợp công nghiệp lớn chuyên sản xuất tên lửa và vũ khí ở Dnepropetrovsk đã hứng đòn sấm sét.
Một trong những hệ thống tên lửa tầm trung mới nhất của Nga là Oreshnik đã được đưa vào thử lửa trong điều kiện thực chiến, ở trường hợp này là tên lửa đạn đạo siêu thanh không mang đầu đạn hạt nhân. Hôm thứ Sáu, Tổng thống Putin lưu ý rằng Nga còn một số hệ thống tương tự như Oreshnik đang được thử nghiệm.