Sau khi xem xét đề xuất của Sở GTVT Hà Nội về việc mở tuyến vận tải hành khách từ TP.Hà Nội (các bến xe: Giáp Bát, Nước Ngầm) đi tỉnh Lào Cai (các bến xe: Sapa, Lào Cai) và ngược lại, UBND TP.Hà Nội thống nhất chủ trương theo đề xuất của Sở GTVT Hà Nội đang gây ra nhiều tranh cãi.
Dựa trên cơ sở đề xuất của Chi nhánh Hà Nội Công ty CP vận tải Futa - Hà Sơn, Sở GTVT Hà Nội đã đề xuất UBND TP.Hà Nội thí điểm tuyến vận tải mới từ bến xe Giáp Bát đến bến xe TP Lào Cai, bến xe Sa Pa và từ bến xe Nước Ngầm đến bến xe Sa Pa trên cơ sở đăng ký khai thác tuyến cố định.
Cụ thể, Chi nhánh Hà Nội Công ty CP vận tải Futa - Hà Sơn đề xuất các tuyến vận tải hành khách này, không khai thác vào khung giờ cao điểm (tức từ 6h - 9h sáng và từ 16h - 19h30 chiều).
Để hợp thức hoá hành trình, Công ty này đề xuất hành trình di chuyển chủ yếu trên đường cao tốc theo hướng từ tỉnh Lào Cai đi QL4D, tới nút giao IC 19 vào cao tốc Nội Bài - Lào Cai trước khi tới QL2 đến đường Võ Văn Kiệt, ra QL5 kéo dài đến cầu Đông Trù.
Từ đây, xe tiếp tục theo QL5 kéo dài tới đường Nguyễn Văn Linh , QL1A tới cầu Thanh Trì - đi Ngọc Hồi, Giải Phóng đến các bến xe Giáp Bát, Nước Ngầm (TP.Hà Nội).
Từ những đề xuất của Công ty CP vận tải Futa - Hà Sơn, Sở GTVT cho rằng, từ năm 2015 đến nay, các phương tiện vận tải hành khách theo tuyến cố định đang hoạt động trên cơ sở quy hoạch tại Quyết định số 2288/QĐ-BGTVTngày 26/6/2015 về việc quy hoạch chi tiết tuyến vận tải hành khách cố định liêntỉnh đường bộ toàn quốc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của Bộ Giaothông vận tải.
Cùng đó, Quyết định số 927/QĐ-BGTVT ngày 15/7/2022 của Bộ Giao thôngvận tải về việc công bố danh mục chi tiết mạng lưới tuyến vận tải hành khách cốđịnh liên tỉnh đường bộ toàn quốc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Quyết định số 3143/QGG-CĐBVN ngày 22/08/2024 của Cục Đường bộ Việt Nam về việc Công bố điều chỉnh, bổ sung danh mục chi tiết mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đường bộ toàn quốc đến năm 2025, định hướngđến năm 2030.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, hệ thống hạ tầng đường cao tốc hoànthiện và phát triển đã phát huy được vai trò phát triển kinh tế xã hội của các địaphương, các tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh cũng không nằm ngoài xuhướng.
Để đáp ứng nhu cầu đi lại và phát huy hiệu quả của đường cao tốc, Bộ GTVT đã có văn bản số 9801/BGTVT-VT ngày 31/8/2023 về việc tuyến cố định được phép hoạt động trên đường cao tốc trong hành trình có đường cao tốc mới đưa vào khai thác và để đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, phù hợp với việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, tổ chức giao thông trên địa bànThành phố và tăng cường công tác quản lý hoạt động
Lý giải về đề xuất này, Sở GTVT cho biết, việc phát triển mới tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh từ TP.Hà Nội (các bến xe: Giáp Bát, Nước Ngầm) đi tỉnh Lào Cai (các bến xe: Sapa, Lào Cai) đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân, góp phần hạn chế hiện tượng"xe dù bến cóc" và "xe trá hình".
Việc đề xuất của Sở GTVT cho phép thí điểm mở tuyến vận tải bến xe Giáp Bát đến bến xe TP Lào Cai, bến xe Sa Pa và từ bến xe Nước Ngầm đến bến xe Sa Pa trên cơ sở đăng ký khai thác tuyến cố định đang nhận ra nhiều ý kiến trái chiều.
Các chuyên gia nhận định rằng, trong bối cảnh nhiều năm qua TP.Hà Nội vẫn loay hoay với "bài toán" chống ùn tắc giao thông mà chưa tìm ra được lời giải, với đề xuất này sẽ đi ngược lại với những nỗ lực của TP.Hà Nội.
Tuyến đường Quốc lộ 5 kéo dài tới đường Nguyễn Văn Linh, QL1A tới cầu Thanh Trì rồi đi Ngọc Hồi, Giải Phóng là các điểm đen về ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông đang được TP.Hà Nội tìm giải pháp xoá "điểm đen" này.
Để giảm ùn tắc giao thông cho đoạn đường vành đai 3 tới cầu Thanh Trì - Quốc lộ 5, Hà Nội đang phải "rót" hơn 3.200 tỷ đồng bằng nguồn ngân sách TP.Hà Nội đầu tư tuyến đường kết nối cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ với đường Vành đai 3 có chiều dài khoảng 3,4 km.
Đây là tuyến đường có điểm đầu giao với đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ (tại xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì), điểm cuối giao với đường Vành đai 3 (đoạn gần nút giao Tam Trinh), nền đường rộng 60 m, sử dụng cho các loại xe ôtô.
Đáng chú ý, chỉ ít ngày sau khi Sở GTVT đề xuất thí điểm tuyến vận tải nêu trên, Sở GTVT Hà Nội bất ngờ có văn bản đề nghị Vụ Vận tải - Bộ GTVT và Cục Đường bộ Việt Nam, Sở GTVT các tỉnh không chấp thuận đối với đề xuất điều chỉnh bổ sung hành trình tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh có hành trình mang tính chất xuyên tâm qua thành phố Hà Nội và không theo nguyên tắc đã đề ra tại Quyết định số 927 của Bộ GTVT.
Sở GTVT Hà Nội khẳng định: "Khu vực trung tâm là khu vực có nguy cơ ùn tắc và mất trật tự an toàn giao thông".
Liệu rằng, Sở GTVT Hà Nội có đang "tiền hậu bất nhất" trong việc đề xuất thí điểm tuyến vận tải mới từ bến xe Giáp Bát đến bến xe TP Lào Cai, bến xe Sa Pa và từ bến xe Nước Ngầm đến bến xe Sa Pa trên cơ sở đăng ký khai thác tuyến cố định.
Trao đổi với PV Dân Việt về vấn đề này, ông Phan Thanh Uy, Tổng Thư ký, CVP Hiệp hội Vận tải ô ô Việt Nam cho rằng: "Việc phân luồng tuyến vận tải hành khách liên tỉnh theo nguyên tắc xe đến từ hướng nào sẽ vào bến đầu tiên của hướng đó nhằm hạn chế xe chở khách chạy xuyên tâm sẽ gây ách tắc giao thông
"Nếu Sở GTVT cấp phép cho một đơn vị chạy xuyên tâm theo đề xuất nêu trên sẽ tạo tiền lệ cho các đơn vị khác cũng làm tương tự như doanh nghiệp được cấp phép thí điểm sẽ gây xáo trộn, đặc biệt là cạnh tranh không công bằng giữa các đơn vị kinh doanh vận tải", ông Uy nhấn mạnh.
Ông cho biết, tuyến đường Quốc lộ - cầu Thanh Trì hay là tuyến Ngọc Hồi - Giải Phóng là những tuyến đường đi vào cửa ngõ phía Nam TP.Hà Nội đang là điểm "nóng" về ùn tắc giao thông, đặc biệt, cầu Thanh Trì còn là điểm "nghẽn" về tai nạn giao thông.
Trong khi TP.Hà Nội đang tốn hàng nghìn tỷ đồng để đầu tư mời và nâng cấp mở rộng các tuyến tuyến khu vực phía Nam thành phố nhằm xoá "điểm đen" ùn tắc giao thông, thì đề xuất này có đi ngược lại chủ trương của TP.Hà Nội hay không?
"Như vậy, Sở GTVT tạo tiền đề cho việc hỗn loạn và bất bình đẳng trong cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà xe", ông Uy cho biết.
Theo quy định tại Nghị định 41/2024 đã quy định rất rõ về quản lý hoạt động vận tải đường bộ đang có hiệu lực" Đối với các tỉnh, thành phố có bến xe đảm bảo tổ chức vận tải theo hướng tuyến cần tuân thủ nguyên tắc tuyến vận tải đi theo hướng nào thì điểm đầu, điểm cuối là bến xe hướng đó.
Kể từ năm 2016 - 2017, TP.Hà Nội thực hiện điều chỉnh, sắp xếp luồng tuyến vận tải khách liên tỉnh theo nguyên tắc xe đến từ hướng nào sẽ vào bến đầu tiên của hướng đó. Đến nay, việc sắp xếp, điều chỉnh luồng tuyến vận tải, về cơ bản các tuyến liên tỉnh đi/đến Hà Nội đang hoạt động tương đối ổn định.
Trong bối cảnh ùn tắc nội đô vẫn còn phức tạp, việc giữ quy định luồng tuyến vận tải là cần thiết, nếu thay đổi sẽ dẫn đến một loạt các thay đổi khác về thói quen của hành khách, của lái xe. Vì vậy, Hà Nội chấp thuận thí điểm tuyến vận tải mới có thể là tiền đề không tốt và có thể gây xáo trộn tổ chức hoạt động vận tải thời gian tới.